Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đừng để Tết mất vui vì pháo

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ch trong vòng 9 ngày, mt s đa phương đã xy ra nhiu v tai nn do đt pháo hoc điu chế thuc pháo. Hu qu khiến các nn nhân b phng, tn thương nng n, phi điu tr lâu dài. Điu đáng nói là tình trng này đã đưc cơ quan chc năng cnh báo nhiu, nhưng hu như năm nào cũng có tai nn liên quan đến pháo xy ra vào dp cui năm, gn Tết c truyn.

Hành vi điu chế, sn xut hoc đt pháo đã b nghiêm cm t năm 1995

Nát bàn tay vì tưng “pháo điếc”

Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 21 giờ 45 ngày 12-1-2019, khi N.V.T (28 tuổi) cùng 3 người bạn xem bóng đá tại nhà (tổ 7, khu phố 11, phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Sau khi trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Iran kết thúc, T. lấy một quả pháo hình cầu châm lửa rồi ném ra đường nhưng không thấy nổ. Tưởng là “pháo điếc”, T. liền nhặt lên kiểm tra thì bất ngờ pháo phát nổ khiến bàn tay phải dập nát. Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược xác định toàn bộ bàn tay của T. bị tổn thương nặng nên được chuyển đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM để phẫu thuật khẩn cấp. Trước vụ tai nạn này, Công an phường Long Bình Tân cho biết đơn vị đã tuyên truyền cảnh báo thường xuyên nhưng vẫn phát hiện nhiều vụ mua bán và sử dụng pháo trái phép trên địa bàn nhất là vào thời điểm cuối năm.

Bên cạnh tai nạn do pháo nổ, ở một số địa phương còn xảy ra tai nạn do điều chế thuốc pháo. Tiêu biểu như vụ tai nạn trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, vào ngày 10-1 Nguyễn Văn Phương (17 tuổi) sau khi nghiên cứu cách làm thuốc pháo trên internet, đã trộn bột lưu huỳnh và KClO3 rồi dùng máy xay sinh tố để trộn đều, không ngờ hỗn hợp này nổ bùng gây phỏng da nặng. Tương tự, vào ngày 4-1, Trịnh Minh Hùng, 17 tuổi (ngụ huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) khi dùng giá múc canh để pha trộn hỗn hợp lưu huỳnh và KClO3 cũng bị hóa chất nổ bùng gây phỏng 50% độ II, độ III và IV ở vùng mặt, cổ và cả tay chân.

Mới đây, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cũng tiếp nhận N.V.S (19 tuổi, ngụ Di Linh, Lâm Đồng) do BV Lâm Đồng 2 chuyển đến trong tình trạng dập nát bàn tay trái lộ xương, trật hở khớp bàn ngón 1, gãy xương đốt gần ngón 3 do bị pháo nổ.

Tai nn chưa có xu hưng gim

Kể từ ngày 1-1-1995, Nhà nước đã nghiêm cấm các hoạt động sản xuất, buôn bán và hành vi đốt pháo trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên những năm gần đây số vụ tai nạn do đốt pháo năm sau có xu hướng tăng cao hơn năm trước. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 có tới gần 200 trường hợp bị thương tích do pháo nổ, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2017. Trong số đó có nhiều nạn nhân phải nhập viện điều trị, thậm chí có trường hợp phải tháo khớp do ngón tay bị dập nát. Theo khuyến cáo của bác sĩ Ngô Tuấn Hưng (Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia), các trường hợp tai nạn có liên quan đến pháo thường xảy ra ở cùng lứa tuổi thanh thiếu niên, là do các em tham khảo hướng dẫn tự chế trên mạng internet, rồi tự tìm kiếm hoặc mua vật liệu về điều chế. Điều đáng lo là những tổn thương do phỏng thuốc pháo thường gây phù nề tiến triển nhanh, cản trở hô hấp gây suy hô hấp. Trong trường hợp bị phỏng vùng mặt cổ, khi khỏi có thể để lại di chứng về thẩm mỹ, ảnh hưởng đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng về sau. Nếu phỏng ở hai tay và bàn tay có thể để lại di chứng sẹo co kéo làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, học tập hoặc và lao động sau này. Do đó nhà trường và gia đình cần giáo dục và phòng ngừa thanh thiếu niên không được tự chế, sử dụng các loại pháo nổ để tránh gây thương vong cho mình và cho người khác.

Theo luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng văn phòng Luật sư Gia đình, TP.HCM), pháp luật đã ban hành Thông tư 06 và Nghị định 36 nghiêm cấm các hành vi sản xuất, tự chế tạo pháo bằng mọi hình thức. Theo đó, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào định lượng, số lượng nhất định để có các biện pháp chế tài, xử phạt về mặt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Mặt khác, pháo nổ cũng thuộc danh mục hàng hóa cấm sản xuất, buôn bán. Do đó, người có hành vi vận chuyển, buôn bán pháo nổ tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 185 năm 2013, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định tại điều 190 và tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo điều 191 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017. Luật sư Hùng khuyến cáo thời điểm gần Tết ai cũng muốn sum họp gia đình, nên để được hưởng trọn niềm vui ngày Tết, các cá nhân không nên tham gia hoạt động gây nguy hiểm có liên quan đến pháo nhằm đảm bảo an toàn cho  bản thân và những người xung quanh.

Vũ Phương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)