Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đừng để tiết học tại thư viện tổ chức cho có

Tạp Chí Giáo Dục

Ngay từ đầu năm học này, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có kế hoạch yêu cầu các trường phổ thông phải tổ chức các tiết dạy học ngoài không gian lớp học. Theo đó, tổ bộ môn ngữ văn phải tổ chức các tiết học bằng cách cho học sinh (HS) đọc sách tại thư viện. Kế hoạch này rất thiết thực, tuy nhiên khi đi vào thực hiện ở các trường còn nhiêu khê. Khó khăn nhất là trang thiết bị vật chất của nhiều trường hiện nay còn quá thiếu thốn. Thư viện chật chội, HS vào thư viện không có chỗ ngồi. Đầu sách nghèo nàn, HS muốn tìm sách hay để đọc thì không có. Bên cạnh đó, quỹ thời gian để thực hiện các tiết này, theo tổ bộ môn ngữ văn các trường xây dựng, là quá ít, chỉ từ 1 đến 2 tiết trong học kỳ. Với thời gian ít ỏi này, giáo viên khó có thể yêu cầu HS lĩnh hội được nội dung sách và đánh giá kết quả qua tiết học này. Vả lại, nhiều HS chưa ý thức hết tác dụng của tiết học, còn tham gia chiếu lệ. Một phần cũng vì giáo viên không đưa vào đánh giá tiết học bằng điểm số… Chính vì vậy, chủ trương thiết thực trên có nguy cơ bị các trường phổ thông thực hiện chiếu lệ, làm lấy có.

Do đó, để tiết học tại thư viện có hiệu quả, các trường phổ thông phải bù lấp vào những khoảng bất cập nói trên. Thư viện phải có thông tin về đầu sách cho HS lựa chọn. Giáo viên không nên quá khắt khe trong việc HS lựa chọn sách, đề tài sách, cho các em tự chọn và mang theo sách mình yêu thích. Nên mở rộng không gian đọc, không chỉ trong thư viện mà cả trong khuôn viên trường, thậm chí ngay trong lớp học. Có kế hoạch, đề ra yêu cầu trước để các em chuẩn bị. Và có sự tổ chức hợp lý để thu hoạch kết quả, như cho HS viết bài thu hoạch cảm nhận về sách, tổ chức cho các em thuyết trình, thảo luận theo nhóm (có thu hoạch), giáo viên có thể phát vấn và trả lời thắc mắc cho HS về sách… Nếu có điều kiện hơn, các trường nên mời một số tác giả sách và cho HS tham gia các buổi trò chuyện, tọa đàm với họ. Giáo viên nên coi tiết học này như một hoạt động giáo dục bắt buộc, vì vậy cần thiết phải có đánh giá bằng điểm số về thái độ và kết quả học tập của HS.

Trn Nhân Trung

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)