Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đừng để trẻ thiếu kỹ năng

Tạp Chí Giáo Dục

Tr nghin game, hút chích, b hc, đánh nhau, ăn cp… tm thi gi là tr hư hng thì đu có nguyên nhân rt ln t s thiếu trách nhim ca gia đình, nhà trưng và xã hi. Nhiu ý kiến phân tích rõ vai trò ca nhà trưng, gia đình nào là tr đưc nuông chiu quá mc, tr không đưc giáo dc v giá tr ca bn thân, tr thiếu k năng sng… Tuy nhiên, vn đ mà chúng ta chưa làm tt đây là giúp tr có k năng g ri đưc rào cn đ các em tìm ra li thoát và sng có ý nghĩa.

Tr đang tham gia các hot đng k năngẢnh: I.T

Thiếu k năng đ gii quyết

Tại sao hiện tượng trẻ bỏ học, chơi game, ăn cắp, đánh nhau vẫn tiếp diễn? Và mức độ lạnh lùng, nguy hiểm trong cách hành xử của trẻ ngày càng có dấu hiệu báo động? Chúng ta đi tìm nguyên nhân và câu trả lời cho hiện tượng này là bởi sau bao nhiêu sự kiện có liên quan đến bạo lực học đường thì xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng hình như vẫn chưa có những quyết sách và hành động cụ thể thích hợp để ngăn chặn. Tức là cách thức xử lý bạo lực học đường vẫn còn như cũ, chưa được tìm hiểu và giải quyết thấu đáo. Mà điều đáng băn khoăn nhất đó là do học sinh thiếu kỹ năng nên gặp phải bế tắc trong hành động và ứng xử. Quả vậy, sự phản ứng của xã hội nói chung và của ngành giáo dục nói riêng trước nạn bạo lực trong học sinh như ra các văn bản chỉ thị, nhắc nhở các trường tăng cường hơn nữa các biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường, đuổi học sinh theo các khung thời gian quy định khác nhau… không phải là những cách thức xử lý tận “gốc rễ” và quyết định trong việc ngăn ngừa vấn nạn này. Những biện pháp mang tính lý thuyết “trầm kha” này dường như gây cho học sinh một tâm lý “nhờn thuốc”. Các em học sinh gây ra các vụ vi phạm không còn sợ trước những đòn kỷ luật lặp đi lặp lại của nhà trường. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng đa số học sinh không bao giờ mong muốn hiện tượng đó xảy ra. Trong khi đó, bạo lực học đường xảy ra thật đáng buồn khi nguyên nhân rất lãng xẹt: do xích mích nhỏ, bị nhìn đểu, thấy ghét, hiểu lầm, không cho xem bài kiểm tra, phe nhóm… và do học sinh không có đủ kỹ năng sống để giải quyết. Chúng ta đều biết lứa tuổi học sinh, nhất là ở tuổi vị thành niên có những biến đổi phức tạp về mặt tâm sinh lý. Đồng thời, các em không có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm để xử lý các tình huống phức tạp xảy ra hàng ngày trong cuộc sống. Không những thế, ở tất cả cấp học các em đang phải chịu rất nhiều áp lực. Áp lực về nội dung chương trình học tập (phải “tiêu hóa” một lượng kiến thức quá lớn), áp lực từ phía phụ huynh (phải đạt thành tích cao trong học tập), áp lực từ phía bạn bè, thầy cô… Những mối căng thẳng này chỉ có thể được giải tỏa nếu các em nhận được tư vấn đầy đủ và khoa học từ phía nhà trường, gia đình hay một tổ chức xã hội nhất định. Học sinh cũng là độ tuổi chưa biết đầy đủ cách ứng xử và đối phó với những áp lực, bất đồng và mâu thuẫn trong các mối quan hệ xã hội nên rất cần sự tư vấn từ phía các nhà tư vấn chuyên nghiệp.

Cn trang b k năng và giá tr sng

Đó có thể là giáo viên tư vấn tâm lý ở nhà trường hoặc là chuyên gia tâm lý ở các cơ quan liên quan đến giáo dục thế hệ trẻ, đảm nhiệm công việc góp ý, định hướng và gỡ rối cho các cháu khi chúng gặp bất hòa, mâu thuẫn. Các em rất cần một giáo viên chuyên ngành tâm lý lứa tuổi học trò để chia sẻ, bày tỏ những vướng mắc về tình bạn, tình yêu, về kỹ năng giải quyết hài hòa các mối quan hệ. Có thể những lời khuyên thiết thực trên cơ sở thấu hiểu đó sẽ giúp học sinh cách xử lý những bế tắc trong quan hệ bạn bè – mối quan hệ mà các em học sinh luôn đặt vị trí quan trọng. Một điều lưu ý là chúng ta cần tránh lối nghĩ đơn giản rằng nhà trường hay một số tổ chức xã hội khác mở một vài lớp học dạy về kỹ năng sống trong vài tuần ở dịp nghỉ hè cho các em học sinh như học kỳ quân đội, học làm nông dân… thì các em có được kỹ năng sống.

Kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng của lứa tuổi học đường phải được hình thành trong quá trình giáo dục lâu dài, liên tục và có tính hệ thống, chứ không thể tiếp thu và lĩnh hội trong ngày một ngày hai được. Do đó, luôn cần có hoạt động tư vấn và hình thành kỹ năng sống cho học sinh trong suốt giai đoạn phổ thông của các em. Giáo dục hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng giải quyết hài hòa, thấu đáo các mối quan hệ trong cuộc sống đòi hỏi sự kiên trì, bình tĩnh, nếu một ai có suy nghĩ nóng vội, hấp tấp thì không những không giúp cho học sinh có cách giải quyết các mâu thuẫn mà còn làm cho các em bế tắc hơn khi lựa chọn cách giải quyết thích hợp.

Bên cạnh đó, dạy học cần chú ý kết hợp vừa trang bị kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng cho học sinh vừa định hướng giá trị đạo đức để trẻ thấu hiểu ý nghĩa của cuộc sống, của các mối quan hệ. Có nghĩa là phải làm tốt hơn nữa việc dạy chữ đi đôi với dạy người, dạy cách sống, cách ứng xử. Điều này hiện nay nền giáo dục của chúng ta vẫn còn coi nhẹ, như GS.VS Phạm Minh Hạc đã khẳng định: “Chúng ta mới chú ý đến việc dạy chữ và một phần nào đó là dạy nghề, còn việc dạy làm người chưa được quan tâm thích đáng. Nhà trường cần thay đổi, các thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về mặt đạo đức”.

Có thể nói, nhà trường nói chung và đội ngũ thầy cô giáo nói riêng là lực lượng trực tiếp nhất cần giúp các em tìm được giải pháp để tháo gỡ một cách khoa học, nếu lúc nào trẻ cũng bị bế tắc vì thiếu kỹ năng và giá trị sống thì thì nguy cơ để dẫn đến sai lầm trong hành xử càng cao.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)