Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đừng để tuổi 18 chưa chịu… lớn

Tạp Chí Giáo Dục

Cách dy chiu con quá mc ca ph huynh khiến nhiu hc sinh lp 12 – tui 18 – vn chưa chu… ln. Khó trách đưc các em, bi nguyên nhân chính là t cách dy ca gia đình.

Hc sinh Trưng THPT Hip Bình (TP.HCM) nhn chìa khóa thành công do Ban Giám hiu trao ti bui l tri ân và trưng thành (nh mang tính cht minh ha). Ảnh: T.Dương

Vì sao tui 18 vn chưa chu ln?

Ở nhà, việc gì cũng đến tay cha mẹ, con không hề đụng tới thì làm sao lớn nổi. Ở trường, học sinh chỉ biết mỗi việc học thì lớn làm sao? Không phải cứ chăm chăm vào việc học là tốt. Học phải đi đôi với làm, học để hiểu, để mở rộng kiến thức, tầm hiểu biết và vận dụng trong đời sống hằng ngày. Học để biết yêu thương, chia sẻ…

Phụ huynh hãy để con cái đối diện nhiều phương diện trong cuộc sống. Nếu lúc nào cha mẹ cũng nghĩ con mình còn bé, “có lớn mà chưa có khôn” thì trẻ bao giờ mới thực sự lớn? Đừng để thời này đến thời khác tuổi 18 vẫn chưa lớn. Nếu chúng ta quan tâm cách dạy con của phụ huynh ở những nước tiên tiến, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều tốt về cách “ươm mầm non tương cho cuộc đời”.

Dy con vng bưc đôi chân ngay t nh

Ngay từ khi con chập chững từng bước đi, cha mẹ hãy để con vững bước trên đôi chân của mình bằng cách để con tự bước. Cha mẹ quan sát con để nâng đỡ khi cần thiết, còn lại cứ để con đi bằng chính đôi chân của mình. Con có bị ngã, cứ để tự đứng lên, đừng vồ vập, xót xa khi con ngã. Đa phần các bậc phụ huynh, nhất là những gia đình khá giả, đứa trẻ được chăm sóc quá kỹ, con chỉ vừa ngã rất bình thường thì vội vàng xuýt xoa. Đó cũng là biểu hiện của tình yêu thương, song sự quan tâm ấy quá mức. Ngay từ nhỏ cha mẹ đã dạy con luôn dựa vào người khác.

Trẻ con như búp măng non. Búp măng non cần được nâng niu, che chở, yêu thương…, đó là điều hiển nhiên. Nhưng cha mẹ quan tâm quá mức khiến cho đứa trẻ yếu ớt cả thể chất lẫn tâm hồn. “Yếu ớt” tâm hồn nghĩa là đứa trẻ sẽ chỉ biết bản thân mình, luôn cho mình là nhất, muốn gì được nấy. Cái độ tuổi này cần giáo dục đúng bởi đây là độ tuổi hình thành nên thói quen trong cuộc sống. Đừng nghĩ rằng “con còn nhỏ chưa biết gì”. Chính vì quan niệm như thế mà dẫn tới hậu quả khôn lường. Cha mẹ hãy để con cứng cáp bằng đôi chân của mình ngay từ nhỏ. Có như vậy sẽ ươm mầm non khỏe thể chất đẹp tâm hồn.

Dy con biết làm t vic nh

Cha mẹ hãy dạy con biết làm những việc lặt vặt trong gia đình (quét nhà, nhặt rau, rửa bát, gọt trái cây, nấu ăn…) ngay từ nhỏ. Hai lí do mà học sinh bậc tiểu học, thậm chí là bậc THPT hay sinh viên không biết làm việc nhỏ trong gia đình cũng từ người lớn. Lí do thứ nhất là… học. Trẻ học cả ngày, “chạy sô” với con chữ nên không có thời gian để làm việc khác, mọi việc được ông bà cha mẹ khuyên rằng: “Con cứ học đi, những việc này để cha mẹ lo, con không phải làm đâu”. Thế là trẻ được đà, không hề nhúng tay vào làm ngay cả những việc nhỏ nhặt nhất. Điều quan trọng là trẻ mang những tấm giấy khen, những điểm 9 điểm 10 tròn trĩnh về nhà để cha mẹ “hãnh diện” với dòng họ, với đồng nghiệp, bạn bè. Con học giỏi là điều rất tự hào, nhưng học giỏi mà chỉ biết mỗi việc học, không biết làm gì giúp gia đình, vô cảm ngay chính trong gia đình thì cái giá của học giỏi ấy có đáng tự hào? Lí do thứ hai là… sợ. Cha mẹ cứ sợ con làm không vừa ý, sợ làm không đúng, không tốt nên cha mẹ… làm cho rồi. Chẳng hạn khi con rửa bát, lau nhà, giặt đồ, cha mẹ cứ sợ con làm không sạch nên “Thôi thôi, để đó cha mẹ làm”. Khi con muốn nấu nướng, cha mẹ cứ sợ nguy hiểm, con muốn gọt trái cây, cha mẹ sợ đứt tay… Cứ sợ như vậy thì làm sao con khôn lớn được. Và từ những việc đó đã hình thành cho trẻ sống dựa vào cha mẹ. Như thế, cha mẹ không tạo điều kiện cho con khôn lớn chứ đâu phải con “có lớn mà không có khôn”.

Ngay từ khi trẻ học lớp 1, cha mẹ cần dạy cho con làm những việc lặt vặt trong gia đình. Trẻ làm sẽ vụng về, sẽ chưa sạch, chưa đẹp, chưa vừa ý người lớn nhưng cứ để con làm, cứ để con lớn khôn ngay từ những việc lặt vặt, gần gũi. Cha mẹ hãy cùng con làm những việc lặt vặt ấy, hãy để con trải nghiệm bắt đầu từ việc nhỏ.

Thương con hãy dy con tính đc lp

Dạy cho con tính độc lập ngay từ nhỏ là điều rất cần thiết. Thời đại ngày nay, dạy con tính độc lập lại là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Vì sao lại như vậy? Bởi hiện nay, đa phần gia đình chỉ sinh một đến hai con, và chính vì ít con nên cha mẹ thường yêu thương, quan tâm con nhiều, cho nên làm cho trẻ thiếu hẳn tính độc lập. Thiếu tính độc lập đồng nghĩa với sự thiếu tự tin, bản lĩnh ở bản thân. Một khi thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh thì trẻ sẽ “mất nhiều hơn được”, nên cha mẹ đừng o bế con quá kỹ. Hãy “cởi trói” bằng việc cho con hòa mình cùng thiên nhiên, dạy con kỹ năng sống, biết quan tâm mọi người… Việc dạy con tính độc lập sẽ đem đến nhiều lợi ích cho các em. Cụ thể, trẻ lớn lên càng tự tin hơn khi giao tiếp, trong công việc và dám đương đầu với những thử thách cam go trong cuộc sống. Đứng trước những khó khăn, thử thách, khi đã được rèn tính độc lập từ nhỏ, trẻ sẽ dễ dàng vượt qua. Đừng để trẻ dù tuổi đã lớn nhưng trước những thử thách nhỏ bé đã vội lùi bước, đã phải “bơi”.

Để tạo dựng sự độc lập cho trẻ phải bắt đầu từ nhỏ. Thương yêu trẻ cái đích thực không đồng nghĩa với sự ôm ấp, nuông chiều quá đáng của ông bà, cha mẹ; không phải trẻ muốn gì được nấy. Cần quan tâm trẻ ở mức độ vừa phải, dạy cho trẻ phải biết đương đầu với những thử thách, những sự cố có thể gặp trong cuộc sống để trẻ biết cách ứng xử, đối phó. Lắng nghe, chia sẻ và tôn trọng ý kiến của trẻ…

Tóm lại, hãy để tuổi 18 thực sự lớn bắt đầu từ những ngày còn thơ. Cha mẹ cần thay đổi cách quan tâm, dạy dỗ trẻ bằng những việc làm đúng mực. Đừng quan tâm trẻ quá mức để rồi người lớn lại trách ngược… trẻ.

Hoàng Thái Hùng

Bình luận (0)