Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dùng điện thoại lúc sạc pin: Coi chừng mất mạng!

Tạp Chí Giáo Dục

Có th nói trong thi bui công ngh phát trin, đin thoi thông minh đã tr thành vt bt ly thân ca nhiu ngưi. Tuy nhiên, thói quen s dng đin thoi khi đang sc pin đã gây ra nhiu v tai nn trong thi gian qua, thm chí có mt s trưng hp t vong.

S dng đin thoi trong khi đang sc pin gây nguy cơ cháy n, đin git nếu thiết b sc kém cht lưng

Nhiu v thương vong

Vụ tai nạn gần đây nhất mới xảy ra vào ngày 12-11-2017. Nạn nhân là em Lê Thị Xoan, 14 tuổi, trú tại thôn Đông, xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Xoan là học sinh lớp 9, Trường THCS Hồ Tùng Mậu thuộc xã Sơn Bình. Tai nạn xảy ra vào lúc 12 giờ trưa, khi Xoan sử dụng chiếc điện thoại Iphone 6 trong lúc đang sạc pin thì bất ngờ bị điện giật rơi xuống đất. Mặc dù được đưa đi cấp cứu nhưng em đã tử vong sau đó. Tại hiện trường, Công an xã Sơn Châu xác nhận nạn nhân tử vong trong tình trạng bị dây sạc cháy đen cuốn vào tay. Nguyên nhân ban đầu được xác định nạn nhân tử vong vì bị điện giật, do trụ hạ áp bị hỏng và dây sạc điện thoại khu vực tiếp giáp với giắc cắm vào điện thoại bị hở.

Trước đây, trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng đã xảy ra vụ tai nạn tương tự. Người bị nạn là chị Ngô Thị Liên (24 tuổi, trú xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn) đang mang thai con đầu lòng ở tháng thứ 4. Theo lời ông Lê Văn Vị (49 tuổi, bố chồng chị Liên) kể lại, khi đi làm đồng về, ông phát hiện con dâu nằm bất động dưới đất với chiếc điện thoại Iphone bị vướng trên cổ cùng vết cháy đen, hai mắt đã tím tái. Trong lúc hoảng hốt, ông Vị lấy chiếc điện thoại ra thì lập tức bị điện giật. Sau đó, Công an huyện Nam Đàn đã xuống khám nghiệm hiện trường và tịch thu cục sạc mà chị Liên đã dùng để sạc pin trước đó để điều tra. Theo phán đoán của chồng chị Liên là anh Lê Văn Quân, thì nhiều khả năng vợ anh bị điện giật tử vong là do cục sạc dỏm. Trước đó anh đã bị điện giật 3 lần khi sạc pin nên đã vứt cục sạc cũ đi, sau đó đã mua chiếc sạc mới để vợ dùng thì xảy ra cớ sự.

Tránh s dng khi đang sc pin

Các hãng kinh doanh đin thoi di đng khuyến cáo, đ đm bo an toàn, khách hàng nên s dng các ph kin như cáp sc hoc cc sc chính hãng (cc sc ca hp theo máy) s đm bo đin thoi nhn đưc dòng đin và đin thế ti ưu. Tuy nhiên, trong trưng hp cc sc chính hãng b hư, thì nên tìm mua sn phm ca các hãng sn xut th ba và đưc phân phi bi các chui bán l uy tín nhm tránh mua phi hàng gi, hàng kém cht lưng.

Theo PGS.TS Dương Hoài Nghĩa (Khoa Điện – điện tử Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM), đối với các thiết bị như điện thoại di động, khi vừa sạc pin vừa sử dụng sẽ rất nguy hiểm, có thể gây cháy nổ hoặc điện giật cho người sử dụng. Nguyên nhân do thông thường đầu vào của sạc được nối thẳng tới điện lưới (220VAC), điện áp đầu ra của sạc tới điện thoại không chỉ là 3-5V, nên rất nguy hiểm trong trường hợp dây sạc bị hở hoặc bộ sạc điện thoại không đảm bảo chất lượng, nó có thể đưa điện áp cao ở trên lưới điện qua bên điện áp thấp nạp trực tiếp vào pin làm cho pin cháy nổ. Cũng có khi các mạch của điện thoại bị ngắt mạch làm cho dòng điện qua pin lớn, gây nóng làm cho điện thoại cháy nổ hoặc điện giật. Do đó, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý để điện thoại “xa tầm tay trẻ em”. Vì trẻ con thường có thói quen liếm hoặc ngậm điện thoại khi chơi, nên nếu điện bị rò rỉ cũng sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị điện giật, bị thương hoặc nhiễm độc hóa chất nếu ngậm phải pin điện thoại.

Theo TS. Đặng Hoài Bắc (Trưởng Khoa Kỹ thuật điện tử – Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông), không chỉ Iphone mà bất kỳ dòng điện thoại nào (nhất là các dòng điện thoại được làm bằng vỏ kim loại) đều có thể gây nguy hiểm cho người dùng nếu sử dụng không đúng cách hoặc linh kiện của bộ sạc không đảm bảo, không rõ nguồn gốc. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho những người xung quanh, người sử dụng nên tắt nguồn điện thoại mỗi khi sạc pin. Bên cạnh các lưu ý trong khi sạc, hãng điện thoại Nokia cũng đưa ra những nguyên tắc sử dụng điện thoại an toàn trong cuộc sống thường ngày như tránh để pin trong túi lẫn lộn với chìa khoá xe, kẹp giấy, bút có vỏ kim loại… (vì vật kim loại tiếp xúc với các cực âm, dương của pin dễ chập mạch, gây cháy nổ); khi khởi động luôn đảm bảo máy trong tình trạng khô ráo (nếu thấm nước khi khởi động dễ gây chập mạch điện); không nên để điện thoại trong túi quần, túi áo; tắt điện thoại ngay khi ở trong khu vực dễ xảy ra cháy nổ như trạm tiếp nhiên liệu, trạm nạp khí hóa lỏng, nhà máy hóa chất…

Bài, nh: Vũ Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)