Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Đừng đợi “nước tới chân” mới chọn nghề

Tạp Chí Giáo Dục

La chn ngành ngh là vic vô cùng quan trng, phi phù hp vi đam mê, năng lc, điu kin kinh tế gia đình, nhu cu xã hi… Mun có công vic tt nht, cơ hi tiến thân cao, các em hc sinh cn có s tính toán ngay t đu, cân nhc kng, tránh trưng hp “nưc ti chân mi nhy”.

Mt hc sinh lp 10 Trưng THPT Võ Văn Kit đt câu hi cho ban tư vn

Đây là lời khuyên của các chuyên gia trong chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 vừa diễn ra tại Trường THPT Võ Văn Kiệt (Q.8). Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM.

Mở đầu chương trình, em Đỗ Ngọc Yến (lớp 12A1) bày tỏ băn khoăn: “Em đã xác định mình có năng lực với nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế, tuy nhiên thế mạnh của ngành này là ngôn ngữ. Vậy em nên học chuyên về ngôn ngữ hay hướng dẫn viên du lịch?”. Để Ngọc Yến và nhiều học sinh khác trong trường hiểu rõ hơn, ThS. Trần Hải Nam (Phó Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết hướng dẫn viên du lịch quốc tế là một nghề được xếp trong top các nghề có sự phát triển bền vững trong tương lai. Đối với công việc này, đòi hỏi bản thân phải có kiến thức sâu rộng, giỏi ngoại ngữ, nắm bắt các địa điểm khách sạn, địa lý máy bay… Bên cạnh đó, chúng ta còn phải biết chế ngự cảm xúc, luôn vui vẻ, tươi cười với du khách, đặc biệt là phải có sức khỏe tốt, không bị say tàu xe… “Ngành nghề nào cũng vậy, cũng cần vốn ngoại ngữ không chỉ đối với tiếng Anh mà còn là những thứ tiếng khác, đặc biệt là đối với lĩnh vực du lịch, vì nghề này chủ yếu là hướng dẫn cho khách quốc tế những vấn đề mà họ quan tâm, muốn hỏi. Nếu như khách Việt Nam đi du lịch thích chụp ảnh, check in thì người nước ngoài thích tìm hiểu về di tích, lịch sử, văn hóa ở nơi mình đến; do đó chúng ta phải luôn ở trong tư thế sẵn sàng để giải đáp các thắc mắc cho họ. Vì vậy, cả hai ngành nghề hướng dẫn viên du lịch và ngôn ngữ đều phù hợp nhưng nếu chọn chuyên ngành ngoại ngữ thì phải học thêm chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch”, ThS. Nam cho biết.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã tác động không nhỏ đến nguồn nhân lực, nhất là những công việc truyền thống, lặp đi lặp lại… Lo lắng về tình hình này, em Đỗ Thúy Vi (lớp 12A1) hỏi: “Ngành kế toán có bị công nghệ thay thế không?”. Giải tỏa băn khoăn này cho các em học sinh, ThS. Nguyễn Ngọc Thạch (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) khẳng định: TP.HCM là nơi có ngành du lịch và lữ hành phát triển vượt bậc, vì vậy nhiều công ty, doanh nghiệp ra đời để đáp ứng nhu cầu của người dân. “Chúng ta không thể phủ nhận rằng công nghệ phát triển đã làm cho công việc thực hiện nhanh, tiện lợi hơn, trong đó có công việc của kế toán như báo cáo thuế, báo cáo quý, tài chính… Tuy nhiên, không phải công việc nào công nghệ cũng làm được mà cần phải có bàn tay, trí óc của con người. Do đó, các em hãy mạnh dạn theo đuổi đam mê”, ThS. Thạch trấn an.

ThS. Trn Hi Nam (Phó Trưng phòng Tư vn Tuyn sinh, Trưng ĐH Công ngh TP.HCM) đang tư vn cho hc sinh Trưng THPT Võ Văn Kit

Nhận thấy bệnh trầm cảm diễn ra ngày càng phổ biến ở mọi giới, các lứa tuổi, em Nguyễn Toàn Năng (lớp 10A6) bày tỏ lo sợ: “Em thấy có nhiều người tự sát do bị bệnh trầm cảm. Vậy đối với học sinh như chúng em, làm thế nào để không rơi vào trường hợp này?”. Theo chuyên gia tâm lý Tô Nhi A, đây là câu chuyện đeo bám chúng ta từng ngày, trong từng hơi thở, là nỗi đau không chỉ của bản thân mỗi người mà còn của gia đình, nhà trường và xã hội. Nguyên nhân là do các em phải đối mặt với tuổi dậy thì, trăn trở về chính bản thân với hàng loạt câu hỏi được đặt ra mà không có người giải đáp, hỗ trợ. Trong khi đó cha mẹ đặt kỳ vọng quá lớn vào con cái, hay so sánh con mình với con người khác… vô tình đã làm con tổn thương, đâm ra sợ hãi, lo lắng rồi stress, thậm chí bị trầm cảm, tự sát. Để không rơi vào trường hợp này, bản thân chúng ta cần tầm soát ngay từ đầu, biết mình là ai, chọn cho mình cuộc sống lành mạnh (chơi với bạn tốt, ăn uống hợp lý, nhận thức việc làm của mình…). Đó là cách để chúng ta loại bỏ stress, trầm cảm.

Tiếp tục, trả lời câu hỏi của em Ngọc Linh (lớp 11A8) về ngành báo chí và ngành biên kịch, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A cho rằng để làm một nghề nào đó bản thân cần trả lời “trong tương lai mình thích làm gì?, thích môi trường làm việc như thế nào?”. Nếu biên kịch thiên về sáng tác, hư cấu để tạo nên những câu chuyện sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người đọc thì viết báo đòi hỏi tính chân thật, khách quan khi phản ánh những vấn đề trong cuộc sống. “Tuy nhiên, làm biên kịch vẫn có thể viết báo và ngược lại, nhưng phải cạnh tranh với những người có chuyên môn, vì vậy đòi hỏi bản thân phải cố gắng rất nhiều”, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A cho biết.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)