Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Dùng khăn voan che mặt có ảnh hưởng mắt bé?

Tạp Chí Giáo Dục

Thiếu vốn, và có thể “trụ” lại như thế nào trong 6 tháng cuối năm 2011 với khó khăn chồng chất là vấn đề đã được Hiệp hội DN, doanh nhân các tỉnh phía Nam “mổ xẻ” trong cuộc họp giao ban lần thứ 2 trên địa bàn, dưới sự chủ trì của VCCI và đại diện Văn phòng Trung ương Đảng tại TP HCM.  

Ông Huỳnh Văn Hạnh – Phó chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM cho biết hiện nay, ông không thể liên lạc được với 20 hội viên. Không điện thoại. Không fax. Không email. Không tín hiệu ở mọi hình thức.
Không chỉ “ngắc ngoải”
Trong đó, hai hội viên đã chủ động liên hệ xin thôi sinh hoạt, ba hội viên đề nghị hội xem có ai mua nhà xưởng, máy móc thì giới thiệu cho DN bán trả nợ, giải thể. “Xác suất các hội viên chuyển địa điểm Cty nên không liên lạc được là rất thấp. Rất có thể với tâm lý của người VN, cơ nghiệp là gia sản, tâm huyết của cả đời người nên trong trường hợp phải phá sản, giải thể, họ đã chọn im lặng”. Tương tự, đại diện của Hiệp hội hóa mỹ phẩm cho hay khi hội tổ chức một hội thảo, trong số thư mời gửi đến hội viên thì có 30 thư bị trả lại vì không còn hoạt động tại địa chỉ cũ.
Tại cuộc họp, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI khẳng định VCCI sẽ sớm có đề xuất, trao đổi trực tiếp tới các Bộ ngành, Chính phủ nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho cộng đồng DN
Với Hiệp hội DN tỉnh Tiền Giang, tỉ lệ xin giải thể, phá sản và chính thức đăng tin trên báo Ấp Bắc, theo ông Phạm Trọng Nhường – Chủ tịch, là 10-15 DN/tháng. Những năm trước, con số này tương đương 1% so với hiện tại, và chủ yếu là xin chuyển từ DNTN xuống nhóm kinh doanh cơ sở như các đơn vị kinh doanh vàng bạc, đá quý. Mỗi năm, Hiệp hội DN tỉnh Tiền Giang có thêm 300-400 DN đăng ký mới. Như vậy, năm 2011, có khoảng 1/3, hoặc 30% DN giải thể, phá sản / số DN đăng ký mới.
So sánh và mong đợi
Khó khăn là vậy, nhưng nếu so với hoàn cảnh đã từng diễn ra trong năm 2008, thì 6 tháng cuối năm 2011, triển vọng của DN phía Nam có khả quan hơn? Câu hỏi mà TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI, chủ tọa cuộc họp giao ban đặt ra, đã “chạm” đến sâu xa những trăn trở và mong đợi của các DN, hiệp hội.
Với hầu hết các DN xuất khẩu, 2011 là một năm đầy rủi ro do những tác động và chính sách tiền tệ thay đổi liên tục, đặc biệt là tỉ giá ngoại tệ – ông Huỳnh Văn Hạnh nói. Nhiều DN không dám ký hợp đồng xuất khẩu dài hạn vì biến động tỉ giá. Mà ký hợp đồng ngắn hạn thì lại khó đảm bảo cho công nhân có công ăn việc làm lâu dài.
Có thể nói là năm 2008, mặc dù khủng hoảng nhưng trước đó do đã chuẩn bị kỹ để gia nhập sâu vào WTO, nên DN vẫn còn sức “vượt cạn”. Khi DN quá khó khăn, Chính phủ cũng ban hành ngay 7 giải pháp tháo gỡ khó khăn và thông qua gói kích cầu khẩn cấp. Năm nay, cùng lúc với hai tác động kép: Thời hạn thu hồi vốn, ân hạn thuế, giãn thuế của Chính phủ đã hết, cộng lãi suất tăng vọt vì lạm phát, thì khó khăn của DN đã tới điểm đỉnh. Ông Huỳnh Văn Minh – Chủ tịch Hội DN TP HCM đề xuất nên thay đổi lối “cào bằng” trong siết tiền tệ, mở lối cho DN để “nuôi” nguồn đóng góp ngân sách, thực thi các giải pháp “xây” thay vì “chống” một chiều trên các lĩnh vực đôla, vàng; chấp nhận “đau” một lần để các ngành xăng, điện thực sự theo cơ chế thị trường, và quan trọng nhất là phải thanh tra -“khám” sức khỏe các NHTM, tiếp sức bằng “quả đấm vật chất” cho các NH, qua đó, tiếp sức cho DN và nền kinh tế thoát khỏi vòng xoáy “vừa đình vừa lạm” hiện nay.
Theo Vụ trưởng Vụ Kinh tế VPTƯ Đảng – ông Phạm Quang Lực: Nghị quyết 11NQ-CP đã ra đời đúng lúc và thể hiện được quyết tâm ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên, Nghị quyết 11 chỉ mới áp dụng trong vài tháng, không thể một sớm một chiều có ngay “phép mầu nhiệm”. Vì vậy, bên cạnh những khó khăn, bức xúc, DN cũng nên thấu hiểu và “chia sẻ” khó khăn với cả nền kinh tế, cần chuẩn bị tinh thần để đồng hành cùng những định hướng đã được đề ra, cụ thể là tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2011 và cả những năm tiếp theo, khẳng định niềm tin vào nền kinh tế VN và qua đó góp phần nâng cao sức mạnh cho DN VN.
Giải pháp
Những trao đổi thẳng thắn của đại diện các hiệp hội DN và doanh nhân đã cho thấy một bức tranh SXKD toàn diện phía Nam. Hiện nay, hoạt động mua bán – sáp nhập đang diễn ra rất sôi động và rất nhiều tổ chức nước ngoài quan tâm đến việc mua lại các DN VN. Theo VCCI, trong trường hợp mà DN bán cổ phần, sáp nhập để tăng thêm vị thế cạnh tranh, thì đó là một chiến lược tăng trưởng tối ưu. Tuy nhiên, nếu DN chọn bán cổ phẩn theo kiểu “bán đổ bán tháo” thì nên chăng cần cân nhắc và nỗ lực “tự xoay xở”, thu hẹp sản xuất kinh doanh, cầm cự, tìm vốn từ các nguồn khác, hơn là chấp nhận “thỏa hiệp sớm”. Bởi khi qua cơn khó khăn, nền kinh tế hồi phục, DN có cơ hội “ăn nên làm ra” thì lại mất cơ sở đã dày công xây dựng – TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho biết.
Chủ tịch khẳng định VCCI sẽ sớm có đề xuất, trao đổi trực tiếp tới các bộ ngành, Chính phủ nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho cộng đồng DN, để DN có thể trụ vững trong thời gian tới. Các giải pháp cụ thể đã và đang hướng đến, sẽ là: Siết chặt mạnh hơn chi tiêu công và đầu tư công để tạo dư địa tín dụng dành cho DN; Kiến nghị miễn, giảm khoảng 30% thuế cho DN hoặc song song miễn, giảm thuế và bù lãi suất trong điều kiện có thể; Đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục cho DN tiếp cận vốn: Xây dựng Quỹ phát triển DNVVN và ủy thác như một tổ chức tín dụng để tạo thêm kênh dẫn vốn mới; Kiến nghị chính sách khuyến khích các NH dành một tỉ lệ tăng trưởng tín dụng nhất định cho DNVVN; Phối hợp với NHNN triển khai chương trình “Đối thoại trực tiếp với DN”; Đề xuất với Quốc hội tại cuộc họp thường kỳ 6 tháng cuối năm về ưu tiên một cho chính sách kiềm chế lạm phát ở 15%, và chỉ tiêu tăng trưởng GDP sẽ không quá “cứng nhắc” theo sau, để DN giảm áp lực lạm phát, có điều kiện ổn định SXKD.
Nguồn DĐDN

 

 

Bình luận (0)