Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Đừng khởi nghiệp… bằng mắt

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là li khuyên ca các chuyên gia trong chương trình tư vn k năng hc đưng ln 3 năm hc 2019-2020 vi ch đ “Tinh thn khi nghip trong k nguyên s” va din ra ti Trưng THPT Hùng Vương (Q.5). Chương trình do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp cùng Trưng ĐH FPT t chc nhm mang đến cho hc sinh nhng kiến thc, k năng khi nghip b ích trong thi đi 4.0.

Ông Trn Tun Anh (Giám đc Trung tâm Khi nghip, Trưng ĐH FPT) đang tr li các câu hi ca hc sinh trong trưng

Mở đầu chương trình, ThS. Nguyễn Mai Lâm (Tổng Giám đốc Công ty CP Giáo dục và Truyền thông RESTAR) đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng cần nắm khi bắt tay vào khởi nghiệp. Theo ThS. Lâm, hiện nay muốn khởi nghiệp cần phải có kiến thức, “chân đi được nhiều nước, miệng nói được ngoại ngữ”, có tầm nhìn xa trông rộng… Muốn được như vậy thì phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, bởi khởi nghiệp là việc không hề dễ dàng, không chỉ đọc vài cuốn sách, có được chút vốn hoặc thấy bạn bè khởi nghiệp thành công, mình cũng có thể làm được. “Nhiều người có ý tưởng mở quán nhậu, quán cà phê, tiệm internet… bằng mắt, tức làm theo người khác nhưng họ lại thành công còn mình thất bại; do đó muốn khởi nghiệp, các em phải thật cân nhắc để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Ngoài ra, các em cũng đừng nên vì bản thân, vì sự nghiệp mà bán hết nhà, đất để khởi nghiệp. Nếu chẳng may thất bại thì ảnh hưởng rất lớn đến gia đình, thậm chí không có nơi quay về”, ThS. Lâm chia sẻ.

Không chỉ vậy, ThS. Lâm còn nhấn mạnh: “Không chỉ có tầm, người khởi nghiệp thành công cần phải có cái tâm bởi nếu chúng ta học cao, có trí tuệ uyên thâm nhưng không có đạo đức, không đối xử tử tế với đồng nghiệp, nhân viên, trong làm ăn gian lận thì khó có thể thành công”.

Trước nhiều thông tin bổ ích về khởi nghiệp, em Minh Đạt (lớp 12A12) thắc mắc: “Em nghe nói muốn khởi nghiệp thì phải làm ngay và làm nhanh. Vậy có đúng không?”. Để Minh Đạt cũng như những học sinh khác hiểu rõ hơn, ThS. Lâm khẳng định: Đây là thông tin chính xác, vì nếu đã có ý tưởng khởi nghiệp mà không làm ngay thì ý tưởng vẫn mãi là ý tưởng. Do vậy, muốn làm thì phải làm nhanh, làm ngay, dám đương đầu mới thành công miễn sao không gây hại đến người khác. Tương tự, em Quang Huy (lớp 11A5) hỏi: “Em muốn học ngành cơ khí nhưng không biết ngành này có khởi nghiệp được không?”. Theo ông Trần Tuấn Anh (Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp, Trường ĐH FPT), hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển nhanh nên nhu cầu về robot, về dây chuyền sản xuất rất lớn, do đó ngành cơ khí sẽ phát triển và có tiềm năng trong tương lai. Vì vậy, các em vẫn có thể khởi nghiệp đối với ngành cơ khí. Tiếp tục, một học sinh nữ hỏi: “Muốn khởi nghiệp nhưng học lực chỉ trung bình thì phải làm sao?”. Với câu hỏi này, ThS. Nguyễn Mai Lâm trả lời: Với học lực trung bình thì các em phải thật sự cố gắng. Người khác giỏi học một nhớ mười, làm gì cũng thuận lợi hơn; còn mình không giỏi thì phải cố gắng hết công sức, học hơn họ gấp nhiều lần. Công sức bỏ ra bao nhiêu sẽ nhận lại được bấy nhiêu nên không có gì phải e ngại, nếu có quyết tâm và ý chí thì ắt sẽ thành công, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Bài, ảnh: H Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)