Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Dùng kim đâm vào bụng để… điều trị u xơ tử cung

Tạp Chí Giáo Dục

Bnh vin (BV) ĐH Y Dưc TP.HCM va điu tr thành công cho bnh nhân N.T.Q (29 tui, Bình Dương) do hoi t nhim trùng khi u xơ t cung ln.


Các bác sĩ Bnh vin ĐH Y Dưc TP.HCM đang phu thut cho bnh nhân Q. Ảnh: BVCC

Bệnh nhân Q. nhập viện trong tình trạng sốt cao, lạnh run, mạch nhanh, bụng chướng to và đau khắp bụng. Toàn bộ bề mặt da bụng phía trên khối u bị hoại tử nhiễm trùng, lở loét, chảy mủ vàng đục có mùi hôi và xuất hiện các đường rò từ bề mặt da vào trong ổ bụng. Qua thăm khám và làm xét nghiệm, các BS xác định bệnh nhân có một khối u xơ tử cung lớn bằng một bào thai khoảng 7 tháng. Khối u đang hoại tử, nhiễm trùng kèm theo viêm phúc mạc toàn thể rất nặng. Sau 2 giờ phẫu thuật, khối u cân nặng khoảng 2,6kg được cắt bỏ. Kết quả sinh thiết cho thấy khối u xơ lành tính, người bệnh được xuất viện sau 5 ngày phẫu thuật.

ThS.BS Lê Thị Kiều Dung – Khoa Phụ sản BV ĐH Y Dược TP.HCM – cho biết, nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm trùng và có thể dẫn tới tử vong.

Trước đó một năm, bệnh nhân Q. được chẩn đoán u xơ tử cung tại một BV ở TP.HCM. Bệnh nhân được chỉ định mổ nhưng do sợ “động dao kéo” nên từ chối điều trị. Sau đó, theo lời giới thiệu của người quen, bệnh nhân đến khám tại một phòng khám tư nhân và được tư vấn điều trị bằng cách mỗi ngày dùng kim đâm trực tiếp vào khối u để hút máu ra ngoài, giúp khối u teo nhỏ lại. Sau 3 tháng thực hiện, khối u không nhỏ lại mà còn phình to hơn. Vùng da bị kim đâm lở loét, tiết dịch và mủ gây đau đớn.

BS Dung cho rằng, việc dùng kim đâm trực tiếp rất nhiều lần vào khối u xơ tử cung của người bệnh để hút máu là một phương pháp hoàn toàn phản khoa học, chưa từng có tiền lệ trong y văn. Đây là một việc làm rất nguy hiểm khi mũi kim được đâm liên tục vào một khối u chưa rõ là lành tính hay ác tính. Trong trường hợp khối u ác tính, mũi kim châm vào, rút ra nhiều lần sẽ gieo rắc tế bào ung thư, khiến khối u có thể phát triển rất nhanh, lan tràn khắp ổ bụng và cho di căn xa.

“Bệnh nhân Q. là trường hợp u xơ lành tính nhưng phương pháp phản khoa học nói trên khiến vùng da bị châm chích nhiễm trùng nặng, viêm mô tế bào da thành bụng. Khối u bị châm chích nhiều lần cũng bị nhiễm trùng, hoại tử và gây viêm phúc mạc. Để điều trị triệt để, người bệnh buộc phải được cắt bỏ toàn bộ tử cung và mất đi cơ hội làm mẹ”, BS Dung nói.

Cũng theo BS Dung, u xơ tử cung là một bệnh lý lành tính thường gặp ở phụ nữ. Có khoảng 20 đến 30% phụ nữ trên 30 tuổi mắc bệnh lý này. Triệu chứng biểu hiện tùy theo kích thước, số lượng và vị trí khu khối u. Đa số khối u có kích thước nhỏ, không gây ra triệu chứng. Nếu u không quá to và không có biến chứng chèn ép, rong kinh – rong huyết, gây đau… thì không cần điều trị đặc hiệu, chỉ khám định kỳ và theo dõi, đến tuổi mãn kinh các khối u này sẽ dần teo lại. Trường hợp khối u có kích thước lớn, nếu phát hiện và điều trị đúng phương pháp, người bệnh vẫn có khả năng sinh con. Trong trường hợp người bệnh không muốn thực hiện phẫu thuật, BS có thể chỉ định dùng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của khối u và tiếp tục phối hợp với các phương pháp hỗ trợ sinh sản để giúp người bệnh có thể có con.

BS Dung khuyến cáo, điều trị tại phòng khám tư nhân không đảm bảo chuyên môn là việc làm nguy hiểm. Người bệnh nên đến khám tại các cơ sở có uy tín và tuân thủ chỉ định điều trị của BS. Đối với u xơ tử cung, trường hợp có triệu chứng rong kinh, rong huyết hoặc u lớn xâm lấn vào lòng tử cung, nằm ở vị trí đặc biệt gây chèn ép bàng quang, niệu quản thì mới phải can thiệp. Thông thường, người bệnh sẽ được điều trị nội khoa để làm giảm thể tích khối u, sau đó có thể thực hiện thuyên tắc mạch có chọn lọc để làm cho khối u teo nhỏ hoặc được bóc nhân xơ. Tùy theo số lượng, kích thước khối u và cả nhu cầu duy trì khả năng sinh sản mà các BS sẽ cân nhắc việc bóc nhân xơ hay cắt bỏ tử cung. Đối với trường hợp người bệnh chưa có con, BS sẽ phối hợp các phương pháp điều trị để bảo tồn tử cung cũng như duy trì chức năng sinh sản của người bệnh, trừ những trường hợp bất khả kháng.

Ngc Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)