Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Đừng lạm dụng nghệ

Tạp Chí Giáo Dục

Chúng ta đều biết nghệ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu dùng quá nhiều hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây ra tác hại bởi một số tác dụng phụ nhất định.

Đừng lạm dụng nghệ - Ảnh 1.

Củ nghệ đen và sản phẩm có nhiều tác dụng chữa bệnh – Ảnh: CHÂU ANH

Một số kết quả nghiên cứu khoa học cho biết, mặc dù không có quy định cụ thể về việc nên dùng bao nhiêu nghệ mỗi ngày, nhưng theo các chuyên gia sức khỏe thì một người lớn khỏe mạnh có thể bổ sung từ 300-500mg nghệ mỗi ngày.

6 bệnh tránh dùng nghệ nhiều

1. Nếu bị bệnh sỏi mật hoặc các bệnh sỏi khác, nên tránh tiêu thụ quá nhiều nghệ, nếu đang dùng aspirin, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nghệ vì nó là một tác nhân gây ảnh hưởng đến lượng tiểu cầu (ngăn chặn hình thành cục máu đông).

2. Những người mới trải qua phẫu thuật cũng nên tránh ăn nghệ.

3. Coi chừng cay gây đau bụng: Do có tính cay, dùng nghệ trong một thời gian dài có thể gây ra đau bụng. Để tránh tác dụng phụ này, nên dùng bột nghệ để có thể dễ dàng tan trong ruột, các chất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột non nhiều hơn và giảm khó chịu cho dạ dày.

4. Kích thích tử cung: Nghệ được biết đến là một chất có thể gây kích thích tử cung, vì vậy có thể có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt.

5. Gây chảy máu: Một số hợp chất trong nghệ nếu tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy nó có thể dẫn đến chảy máu. Nếu như đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc liên quan đến tiểu cầu thì nên lưu ý khi dùng nghệ.

6. Tiêu chảy và buồn nôn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nghệ với liều lượng quá lớn có thể bị tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn do nó có tính cay và kích thích dạ dày. Vì vậy, hãy giảm liều hoặc tránh dùng nghệ nếu như đang bị tiêu chảy và buồn nôn.

Một số lưu ý khi dùng nghệ

– Không dùng tinh bột nghệ với thuốc tây cùng lúc để đề phòng trường hợp ảnh hưởng đến máu.

– Nữ giới bị rong kinh kéo dài không nên sử dụng tinh bột nghệ vì tinh bột nghệ có tác dụng khai thông khí huyết, vì vậy chỉ có tác dụng chữa tích huyết, bế kinh chứ không thể chữa rong kinh.

– Những người bị bệnh về dạ dày, đường ruột nên uống tinh bột nghệ đen (tinh bột nghệ đen mật ong nước lọc) trước bữa ăn.

Chất curcumin trong nghệ mặc dù được biết đến với khả năng giảm viêm, chống oxy hóa nhưng nếu sử dụng quá nhiều cũng có thể gây ra tác dụng phụ là buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt, chặn protein hepcidin, gây ra thiếu sắt ở bệnh nhân mẫn cảm.

Tiêu thụ curcumin liều cao còn kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone – một chất có tính kháng viêm cao.

Vì vậy, nếu tiêu thụ quá nhiều nghệ, khả năng kháng viêm của cơ thể sẽ giảm đi.

BS HOÀNG THANH SƠN/TTO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)