Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dùng mạng xã hội nhiều, “quên” hoạt động đoàn thể

Tạp Chí Giáo Dục

Sinh viên dành quá nhiu thi gian cho internet, game online, mng xã hi nên ngi tham gia các hot đng đoàn th, hot đng giáo dc lý tưng cách mng, đo đc, li sng…

Đi biu phát biu ti hi ngh

Thông tin trên được nêu ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2015-2020” được Bộ GD-ĐT tổ chức trực tuyến ngày 27-12 tại 3 đầu cầu: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Nẵng và Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng TP.HCM.

“Khoán trng” cho nhà trưng, đoàn th

Báo cáo của Bộ GD-ĐT cho thấy, sau 3 năm triển khai thực hiện Quyết định 1501, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống (LTCMĐĐLS) cho thanh thiếu niên và nhi đồng đã có chuyển biến tích cực. Công tác này được gắn với thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được cụ thể hóa thành nhiều chương trình, kế hoạch thiết thực, phù hợp với điều kiện địa phương, vùng miền, lứa tuổi, cấp học, ngành nghề đào tạo.

Phối hợp giữa ngành giáo dục với các bộ, ngành và địa phương trong giáo dục LTCMĐĐLS cho thanh thiếu niên và nhi đồng ngày càng chặt chẽ, đi vào chiều sâu, phát huy được trách nhiệm, thế mạnh của từng cơ quan, tổ chức cùng tham gia công tác quản lý, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng. Các hoạt động tuyên truyền về giáo dục LTCMĐĐLS được đẩy mạnh, hình thức phong phú, sinh động. Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục LTCMĐĐLS cho thanh thiếu niên và nhi đồng được triển khai ở tất cả các cấp học, trình độ đào tạo đã tạo hiệu quả rõ rệt.

Năng lực đội ngũ cán bộ, nhà giáo, cán bộ làm công tác Đoàn, Hội, Đội được nâng lên, bước đầu phát huy hiệu quả trong tổ chức thực hiện giáo dục LTCMĐĐLS trong chương trình chính khóa và các hoạt động ngoại khóa.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra, giáo dục LTCMĐĐLS cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, một số địa phương thực hiện còn hình thức, chưa cụ thể hóa thành hoạt động thiết thực. Có những đơn vị còn lúng túng, chậm đổi mới nội dung hình thức thực hiện, chưa phù hợp nhu cầu nên ít thu hút được thanh thiếu niên tham gia. Trong khi đó, khâu bố trí cán bộ làm nhiệm vụ này ở một số trường còn chưa đảm bảo, phân tán nhiều đầu mối. Đặc biệt, việc nắm bắt thông tin, định hướng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống tốt đẹp cho học sinh – sinh viên qua mạng xã hội gặp nhiều khó khăn ở nhân lực, tài chính, cập nhật và xử lý thông tin còn hạn chế. Chưa kể việc áp dụng đào tạo tín chỉ ở nhiều trường khiến khó tập hợp sinh hoạt chi đoàn theo lớp. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội chưa được cụ thể hóa nội dung và cơ chế.

Trong khi đó, theo bộ, mặt trái sự phát triển của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã phần nào tác động đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm, lối sống của thanh thiếu niên, học sinh – sinh viên, tạo ra thách thức cho giáo dục LTCMĐĐLS. Cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa, kinh phí cho hoạt động này còn hạn chế… Phối hợp giữa gia đình, cơ quan tổ chức nhiều nơi còn chưa chặt chẽ; có nơi “khoán trắng” cho nhà trường, Đoàn Hội…

Ly cái đp… dp cái xu

Bộ GD-ĐT cho rằng, thời gian tới, bên cạnh những thuận lợi cũng như cơ hội phát triển từ quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; chúng ta cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn. Các thế lực phản động, thù địch không ngừng các hoạt động chống phá; tăng cường sử dụng internet, mạng xã hội để tuyên truyền xuyên tạc nhằm tác động chuyển hóa về tư tưởng đối với các tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh – sinh viên. Do vậy, công tác giáo dục LTCMĐĐLS cho thanh thiếu niên, nhi đồng càng cấp thiết, cần đi vào chiều sâu, hiệu quả; trong đó đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo; tăng cường phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội… Bộ cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, sân chơi… phục vụ hoạt động rèn luyện giải trí cho thanh thiếu niên, nhi đồng ở trường học và nơi cư trú…

Đại diện nhiều sở GD-ĐT cũng bàn thêm về các hướng đẩy mạnh giáo dục LTCMĐĐLS cho thanh thiếu niên, nhi đồng, trong đó nhấn mạnh việc nêu gương, lấy cái đẹp để… dẹp cái xấu.

Đại diện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đặt vấn đề, ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới căn bản toàn diện hệ thống. Trong đó, hướng đến kỹ năng làm việc và hiểu biết xã hội thay vì quá chú trọng kiến thức như hiện nay. Nên chăng xem xét sử dụng kết quả rèn luyện LTCMĐĐLS cho sinh viên như môn học chính thức, được ghi vào bảng điểm để tăng hiệu quả.

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, sau 3 năm triển khai thực hiện Quyết định 1501/QĐ-TTg của Chính phủ, đã có 100% học sinh sinh viên, thanh thiếu niên được học tập các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đã có 455.714 đoàn viên được kết nạp Đảng trong các năm 2015-2017 (đạt 70% so với cả giai đoạn 2015-2020). Có 72,8% trường đã ban hành và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; 85% đội ngũ làm công tác giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng được thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ…

Đại diện Tỉnh đoàn Đồng Nai nhìn nhận, hiện nay, việc giáo dục LTCMĐĐLS thông qua hai kênh là mạng xã hội và môi trường học đường đã phát huy hiệu quả, riêng lĩnh vực nghệ thuật còn bỏ ngỏ. Mặc dù thời gian qua, đã có một số tác phẩm văn học của giới trẻ tác động, định hướng tốt lối sống cho giới trẻ tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức tự phát, chưa nhiều. Theo đại diện này, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cần vào cuộc sâu hơn, chú trọng nội dung này để tăng hiệu quả giáo dục LTCMĐĐLS cho giới trẻ.

Đồng quan điểm, ông Phan Đức Dũng (Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) cũng nhận định, việc giáo dục LTCMĐĐLS thông qua lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thời gian qua đã có quan tâm nhưng chưa sâu sắc, có chỉ đạo nhưng chưa rà soát lại. Theo ông Dũng, việc đào tạo nghệ thuật cần đi đúng hướng để khâu sử dụng nhân lực được đến nơi đến chốn. Hiện, sinh viên được trường đào tạo ra phần lớn làm việc trong môi trường công ty tư nhân khiến trường phải thay đổi liên tục cho phù hợp, khi đó, tư tưởng sinh viên cũng chịu tác động.

Mê Tâm

 

Bình luận (0)