Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đừng ngại học nghề kém “sang”

Tạp Chí Giáo Dục

Hin có rt nhiu ngh trình đ TC-CĐ d kiếm vic làm như hàn, tin, cơ khí đng lc… nhưng không ít hc sinh “kén” vì ngi lm lem du nht.

Sinh viên mt trưng CĐ ngh thc hành ngh cơ khí

Tâm lý không thích học nghề kém “sang” không chỉ có ở học sinh mà còn từ phụ huynh. Hiệu trưởng một trường TC nghề tại TP.HCM cho rằng, nhiều phụ huynh không đành lòng khi nhìn thấy con cầm mỏ hàn hay phải hì hục tháo lắp động cơ trong nhà xưởng thực hành nóng bức, trong khi các em có đam mê với nghề đã chọn. “Như thế không phải thương con mà là hại con, cản trở việc lựa chọn nghề theo đam mê, sở thích cũng như năng lực của con”, vị hiệu trưởng này cảnh báo.

“Nhiu ph huynh không đành lòng khi nhìn thy con cm m hàn hay phi hì hc tháo lp đng cơ trong nhà xưng thc hành nóng bc, trong khi các em có đam mê vi ngh đã chn”, hiu trưng mt trưng TC ngh ti TP.HCM cho biết.

Vừa kết thúc buổi thực hành nghề công nghệ ô tô ở Trường CĐ Nghề số 7, Nguyễn Văn Hoàng (ngụ xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM) tất tả ra về để kịp giờ đến chi nhánh Toyota Đông Sài Gòn làm thêm. Cuối năm 2019, Hoàng đã vượt qua hơn 30 ứng viên để được nhận vào làm bán thời gian tại chi nhánh này với thu nhập hơn 6 triệu đồng/tháng. Hoàng chia sẻ: “Được học lý thuyết và thực hành ở môi trường đào tạo chuyên nghiệp, em sớm bắt nhịp với công việc của một kỹ thuật viên bảo dưỡng. Dù chỉ mới làm được một thời gian ngắn nhưng em học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các chuyên gia và thợ cả ở đây”. Hoàng nhớ lại, thời gian hay tin em đăng ký học nghề công nghệ tô tô, bạn bè dè bỉu, coi thường ra mặt bảo rằng bao nhiêu nghề không học lại chọn nghề lúc nào người cũng lấm lem dầu nhớt. “Mặc kệ ai nói gì, em cố gắng học thật tốt, cái chính là có một cái nghề, một công việc mang lại thu nhập chứ không phải là học ở trường này, hay bằng cấp kia”, Hoàng nói. Tương tự, dù sức học không tệ lắm nhưng Lê Đình Hòa (ngụ huyện Bến Lức, tỉnh Long An) lại chọn học nghề cơ khí tại Trường TC nghề Kỹ thuật – Công nghệ Hùng Vương. Tốt nghiệp loại khá, nhiều công ty gợi ý với mức lương khởi điểm xấp xỉ 10 triệu đồng/tháng cho vị trí kỹ thuật viên nhưng Hòa quyết định học liên thông lên CĐ. Cũng như Nguyễn Văn Hoàng, ngày Hòa báo tin sẽ đi học nghề cơ khí, trong gia đình ai cũng phản đối. “Nhất là hôm mẹ đến trường tham dự ngày hội tuyển dụng, thấy em đang còng lưng thực hành hàn mẫu, về nhà lại phản đối kịch liệt hơn. Dù không được ủng hộ nhưng em cố gắng thuyết phục gia đình từ kết quả học tập tốt của học kỳ đầu”, Hòa cho biết.

Hòa cho biết thêm, sau khi lấy bằng CĐ em sẽ đi làm một thời gian để tích lũy kinh nghiệm, sau đó sẽ khởi nghiệp. “Hiện tại học nghề để tự tạo việc làm, hay khởi nghiệp đang là xu hướng, nếu không đủ năng lực tài chính sẽ hợp tác với bạn bè”, Hòa nói.

Ông Nguyễn Văn Bá (chuyên gia đào tạo nghề tại doanh nghiệp Hải Phong, Q.Bình Tân, TP.HCM) cho biết, hiện nay theo học các nghề kỹ thuật cơ điện tử, cơ khí, chế tạo khuôn mẫu… sẽ không lo thất nghiệp. Ông Bá tỏ ra lo lắng khi thực tế có rất nhiều phụ huynh không ủng hộ chuyện con học nghề, đặc biệt là các nghề cơ khí, sửa chữa ô tô… “Các phụ huynh cứ mặc định rằng, học nghề quần áo lúc nào cũng dơ bẩn, trong khi ở nhà con họ chưa một lần rửa chén, quét nhà”, ông Bá nói.

Trao đổi thêm, ông Bá cho biết: “Hiện nay, trước bối cảnh cạnh tranh trong tuyển sinh, các trường đã đầu tư trang thiết bị đào tạo nghề hiện đại chứ không còn cũ kỹ, lạc hậu như trước đây. Đặc biệt là các thiết bị đào tạo này theo hướng tích hợp số hóa hiện đại. Học nghề thực hành là chủ yếu, thông thường khi các em chịu lăn xả, mày mò tìm hiểu từng món đồ thì sẽ mau lên tay nghề. Ngược lại, các em ngại đụng chạm sẽ rất kém về kỹ năng nghề”.

Trng Tri

Bình luận (0)