Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đừng “nhắm mắt làm liền”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Kiến thức môn lịch sử gắn liền với những mốc thời gian và sự kiện. Để có được các con số và sự kiện chính xác không còn cách nào khác là thí sinh phải nhớ. Muốn nhớ kỹ thì phải học thuộc. Tất nhiên phải biết suy luận tổng hợp. Vì thế, yêu cầu đầu tiên của môn học này là phải học thuộc. Nhiều thí sinh quan niệm đề thi năm trước đã ra rồi thì năm sau không ra nữa, đó là một suy nghĩ không đúng vì dễ học tủ, học lệch bài. Nên nhớ là năm rồi đã ra thì năm nay vẫn có thể ra tiếp, vì đề thi không theo quy luật nào cả. Có chăng thì cơ hội ra lại trong hai năm liên tục rất ít. Thí sinh có thể xem lại đề thi của những năm trước (cả THPT và bổ túc THPT) để tham khảo cấu trúc và yêu cầu của đề ra. Không học tủ nhưng chúng ta nên chọn những bài trọng tâm học trước để nhớ kiến thức cơ bản. Các bài về lịch sử là một chuỗi hệ thống nên thí sinh phải lập sơ đồ để học ngoài đề cương ôn tập đã cho. Ví dụ: Bài “Hội nghị Yalta và thỏa thuận ba công ước quốc tế” thì thí sinh phải nhớ ba ý và mỗi ý tương đương với một công ước thỏa thuận của hội nghị theo sơ đồ hình nhánh cây:
                        – Kết thúc chiến tranh.
Ba ý:  – Tổ chức lại trật tự thế giới.
                        – Phân chia khu vực ảnh hưởng.
NATO >< VACSAVA – EC>< SEV là sơ đồ dễ nhớ khi ôn bài Sự hình thành hai hệ thống đối lập
Khi đọc đề thi, thí sinh phải chú ý từng câu và từng chữ, vì nếu “nhắm mắt làm liền” thường hiểu sai đề do đọc sai từ. Ví dụ: Câu hỏi: “Phong trào nào làm cho cách mạng miền Nam từ phòng ngự sang thế tấn công?” khác với câu: “Chiến dịch nào làm cho cách mạng Việt Nam chuyển từ phòng ngự sang thế tấn công?”, nhưng nếu đọc lướt qua thì thí sinh dễ bị nhầm lẫn.
Lê Văn Chương
(Chuyên viên Phòng GDTX – Sở GD-ĐT TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)