Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đừng quên cảm xúc và những lời yêu thương

Tạp Chí Giáo Dục

Thc tế, mt b phn ph huynh chưa hiu đy đ v nhng li ích thiết thc khi cho tr đi hc k năng. Vì vy, sau khóa hc k năng, mt s tr không đưc hp th nhiu điu b ích, lch lc tâm hn…

Theo tác giả, cần phải xem xét lại việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hiện nay, đó là không theo giáo án “bày sẵn, khô cứng” mà quên hình thành cảm xúc, tình cảm và ngôn ngữ trong sáng cho trẻ (ảnh minh họa). Ảnh: Y.Hoa

Ngôn ng “đen”

“Mấy đứa bạn của con, chúng nó ngu quá, học kỹ năng gì mà không biết giải quyết tình huống…”. Rồi thằng bé lại nói tiếp: “Cũng tại giáo viên, mấy hôm trước con học bà ấy, bà dạy rất hay. Còn hôm nay, ông này dạy chán lắm mẹ ạ!”. Đó là ngôn ngữ của đứa cháu tôi sau những buổi tham gia lớp học kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 7. Ở lớp học, cháu được học một số kỹ năng, cụ thể như việc xử lý thế nào khi động đất, chập điện, cây ngã… Vì vậy, gia đình anh chị tôi ai cũng mừng vì nếu không tham gia lớp học kỹ năng sống này thì có lẽ cháu cũng khó mà biết cách giải quyết một loạt vấn đề phức tạp nêu trên.

Tuy nhiên, sau câu chuyện, tôi có chút niềm vui nhưng cũng thật buồn và lo lắng về cách dùng từ ngữ mà anh chị tôi bấy lâu vẫn tự hào “tung hô” thằng bé học được nhiều thứ. Dường như anh chị tôi hiểu học “kỹ năng sống” chỉ là những hoạt động được quan sát, được thể hiện (biết tổ chức, biết nói, biết làm…) mà họ lại quên rằng, còn vô số những biểu hiện bên trong, đó là xúc cảm, tình cảm, tư duy, ngôn từ của trẻ… Điều này cũng rất quan trọng. Vì lẽ đó người ta mới bàn đến hình thành kỹ năng kiềm chế xúc cảm, làm chủ tình cảm, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói… Nếu như những đứa trẻ chỉ biết một số hành động bên ngoài mà lại không biết bộc lộ cảm xúc thì thật chẳng có ý nghĩa gì khi học kỹ năng.

Có thể nói, trẻ thành thị được trang bị những kỹ năng sống theo các chương trình, khóa học cơ bản, mang tính hệ thống hơn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy đâu đó, các em dường như chưa thẩm thấu được những kỹ năng cần thiết. Điển hình như hiện tượng một số học sinh cười nói vui vẻ, thậm chí còn quay phim, chụp ảnh khi chứng kiến những vụ tai nạn thương tâm, học sinh đánh nhau hay đi đến một đám tang… (chúng ta thường hay gọi là bệnh vô cảm ở giới trẻ), phải chăng đó chính là hạn chế về kỹ năng bên trong và dẫn đến các em không biết xử lý thế nào cho phù hợp với tình huống.

Hiu và làm đúng

Kỹ năng sống được hiểu là năng lực giúp cá nhân thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống. Nghĩa là nó bao gồm cả kỹ năng nhận thức về bản thân và các kỹ năng xã hội: làm việc nhóm, giao tiếp… Như vậy, giáo dục kỹ năng là quá trình giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ chuyển đổi những gì trẻ biết (nhận thức), những gì trẻ cảm nhận (thái độ) và những gì trẻ quan tâm (giá trị) thành những năng lực thực thụ giúp trẻ biết mình phải làm gì và làm như thế nào (hành vi) để giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Có nghĩa là giáo dục kỹ năng sống phải coi trọng từ nhận thức, tình cảm, lời nói đến hành động, lý thuyết đến thực hành.

c ta, giáo dc k năng sng trong trưng hc, nht là bc ph thông đã lôi cun s đng tình ng h ca ph huynh cũng như s hp dn cho hc sinh; góp phn rèn luyn, hình thành cho các em sng có trách nhim hơn và biết la chn cách ng x phù hp, ng phó các sc ép, thách thc trong cuc sng.

Để tránh lệch lạc tâm hồn, giáo dục kỹ năng sống phải từ sự chuyển hóa từ nhận thức đến tình cảm và hình thành hành vi, thói quen mới thực sự có ý nghĩa, đó cũng là bài học về giá trị đạo đức, lối sống cho học sinh. Hiệu quả rèn kỹ năng trong chính những môi trường hoạt động cụ thể, phải làm cho kỹ năng được thẩm thấu và thực sự trở thành lối sống, nếp sống, những giá trị, đó mới là điều thiết thực.

Ở nước ta, giáo dục kỹ năng sống trong trường học, nhất là bậc phổ thông đã lôi cuốn sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh cũng như sự hấp dẫn cho học sinh; góp phần rèn luyện, hình thành cho các em sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó các sức ép, thách thức trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xem xét lại việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hiện nay, đừng quá coi trọng theo giáo án “bày sẵn, khô cứng” máy móc, rập khuôn mà quên hình thành cảm xúc, tình cảm và ngôn ngữ trong sáng cho trẻ. Ngành giáo dục đưa ra những chủ trương sát với thực tế, tuy nhiên cách tổ chức thực hiện ở cơ sở còn những vấn đề khiếm khuyết nhất thiết cần phải điều chỉnh.

Nguyn Văn Công

 

 

Bình luận (0)