Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Đúng – sai về bệnh lý khô dịch khớp

Tạp Chí Giáo Dục

Khô dịch khớp tiến triển âm thầm và là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm như thoái hóa khớp, viêm khớp nhưng không phải ai trong số chúng ta cũng hiểu đúng về tình trạng bệnh lý này.


Thảo dược có thể hỗ trợ điều trị bệnh khô dịch khớp theo nguyên lý bổ âm sinh tân của y học cổ truyền – Ảnh: Shutterstock
Dịch khớp là dịch nhầy, có chức năng bôi trơn và giảm xóc cho các khớp khi vận động. Trong dịch khớp, thành phần a xít hyaluronic đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của khớp  (có khoảng 3 mg a xít hyaluronic trong 1 ml dịch khớp).
Khô dịch khớp có thể dẫn đến thoái hóa khớp?
Đúng. Dịch khớp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của khớp xương, nếu chất nhờn này bị suy giảm sẽ làm tăng ma sát lên bề mặt sụn. Lớp sụn bị bào mòn dẫn đến 2 đầu xương va chạm vào nhau tạo ra những âm thanh lạo xạo. Khô dịch khớp khiến các khớp bị bào mòn nhanh hơn, dẫn đến thoái hóa khớp hoặc các chứng viêm khớp khác.
Thiếu dinh dưỡng có thể gây ra khô dịch khớp?
Đúng. Những thành phần dinh dưỡng từ các khoáng chất, vitamin như collagen, can xi, vitamin B12, ma giê… rất tốt cho sức khỏe xương khớp, nếu thiếu sẽ dẫn đến loãng xương, kéo theo nhiều hệ lụy bệnh lý khác, trong đó có suy giảm tiết dịch khớp.
Người trẻ tuổi không thể bị khô dịch khớp?
Sai. Người trẻ cũng có khả năng bị khô dịch khớp nếu ăn uống thiếu chất, lười vận động, sử dụng máy tính quá nhiều… ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể và khả năng vận động của các khớp xương. Từ đó, khô dịch khớp trở thành “bản án” chờ ngày phán quyết và thoái hóa khớp sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra.
Nếu đã bị khô dịch khớp, người bệnh không nên vận động nhiều vì có thể làm suy giảm tiết dịch, dẫn đến bệnh nặng hơn?
Sai. Đa số những người bị khô dịch khớp đều có liên quan tới bệnh thoái hóa khớp, mỗi khi cử động thường kèm theo cảm giác đau đớn vì vậy họ rất sợ nếu phải vận động. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm bởi thực tế, các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh, yoga… không những giúp nâng cao tinh thần mà còn giảm cứng khớp, giảm đau, tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, chắc xương và cử động dễ dàng hơn.
Y học cổ truyền không điều trị tình trạng khô dịch khớp?
Sai. Y học cổ truyền có thể cải thiện được tình trạng khô dịch khớp dựa theo nguyên lý bổ âm sinh tân. Dịch khớp theo y học cổ truyền là tân dịch, khi tân dịch bị hao hụt có thể dẫn đến thiếu dịch trong các tủy khớp xương. Vì vậy để cải thiện tình trạng này cần sử dụng các vị thuốc giúp tăng sinh tân dịch, các vị thuốc có tác dụng này còn gọi là nhóm thuốc bổ âm.
Tăng tiết dịch nhầy bằng thảo dược?
Đúng. Một số loại thảo dược thuộc nhóm thuốc bổ âm như mạch môn, sinh địa có tác dụng sinh tân dịch. Ngoài ra, nhóm dược liệu như ngưu tất, đỗ trọng, ba kích có tác dụng bồi bổ gan thận, mạnh gân xương; nhóm dược liệu đương quy, khương  hoạt, thương truật có chứa tinh dầu giúp giảm viêm cho những người có triệu chứng khô dịch khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp. Đặc biệt là dược liệu cao xương cá sấu chứa nhiều can xi và collagen giúp chắc xương, tăng độ đàn hồi của sụn, giảm quá trình lão hóa.
Vân Tuyền
(TNO)


Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)