Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Dùng sắn dây thế nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Gia đình tôi rất thích uống nước sắn dây (được gửi từ Hà Nội vào). Nhưng bạn bè tôi bảo, uống nước sắn dây nóng tốt hơn lạnh, vì uống lạnh làm bột sắn dây bám vào thành dạ dày, gây bệnh. Theo bác sĩ, cách nghĩ nào là hợp lý nhất?_ (Lê Thịnh, Thủ Đức, TP.HCM).
Bột sắn dây.
ĐÁP: Sắn dây (Pueraria  thomsoni). Bộ phận dùng là rễ củ,tên thuốc “Cát căn”(Radix Puerariae). Để chế biến, giữ làm thuốc, củ rửa sạch, lột vỏ, cắt thành lát. Xếp sắn lên rá rổ, đặt trên bếp, bên dưới xông diêm sinh. Sau đó đem phơi khô. Nếu mùa mưa nên sấy khô, cho vào lọ để dùng dần. Sắn cũng có thể mài, xay thành bột để uống, gọi là “bột sắn dây”. Củ sắn dây có các thành phần hóa học như các isoflavon:pueradin,daizein,tinh bột. Lá có các acid amin như asparagin, adenin…
Theo Đông y, củ sắn dây vị ngọt, tính mát; tác dụng giải nhiệt, giải độc. Sắn dây thường dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt…Cũng như nhiều loại dược thảo, thường được đun nấu, pha chế đủ nóng để “ra thuốc”. Với hệ tiêu hóa, độ nóng vừa đủ giúp thuốc được hấp thụ trọn vẹn và phát huy tác dụng tốt hơn. Ngay cả với thức ăn, món ấm, nóng (vừa phải) vốn dễ tiêu hơn. Chẳng phải người xưa vẫn bảo “món lạnh khó tiêu” đó sao.
BS. Lê Ngọc (Chuyên khoa dưỡng sinh)
TNO

Bình luận (0)