Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đừng tiếp tay cho con nói dối!

Tạp Chí Giáo Dục

Có rt nhiu nguyên nhân dn đến vic tr nói di mà phn ln trong s đó đu do s tiếp tay ca ph huynh, thm chí có nhng đa tr nói rng chúng b cha m ép nói di.

Khi gp s c, hãy giúp con t nhn ra sai lm. Ảnh: I.T

Do đó, các bậc cha mẹ cần nắm được rằng nếu bản thân mình thường xuyên nói dối thì yêu cầu con cái thành thật – là điều không thể.

Nhng điu cn tránh

Trẻ con bây giờ lớn lên trong môi trường tiếp cận thông tin đa chiều sớm nên khôn ngoan và hiểu biết hơn. Phát hiện ba mẹ nói dối có thể là một cú sốc tâm lý cho trẻ, hình ảnh ba mẹ trong mắt trẻ vì vậy cũng không còn hoàn hảo. Trẻ sẽ trở nên chây ì hơn, lời nói của ba mẹ cũng mất dần trọng lượng. Đừng tưởng trẻ còn nhỏ rồi người lớn tha hồ nói mà không màng đến trách nhiệm của những lời nói đó.

Hình thức phạt của phụ huynh mang tính sỉ nhục, xúc phạm. Khi phạt con, mục đích của phụ huynh là muốn con hiểu về hành vi sai trái của mình mà đừng tái phạm. Nhưng nếu hình phạt mang tính xúc phạm – thường gặp nhất là hai kiểu: kể tội bé với nhiều người, phạt bé ở nơi đông người – thì tính giáo dục sẽ bị mất đi, thay vào đó, trẻ sẽ “rút kinh nghiệm” rằng nếu có lỡ chuyện gì thì phải giấu kỹ, thật thà khai ra là bị sỉ nhục liền.

Cha mẹ khắt khe, cố chấp không chịu lắng nghe bé giải thích. Chẳng hạn: Bé đang học bài chưa xong nhưng vẫn trốn ra ngoài chơi với bạn. Mẹ về bất chợt, thấy con không nghe lời thì phạt con. Lần sau, nếu gặp chuyện tương tự, bé chắc chắn sẽ chuẩn bị sẵn lý do rất “chính đáng”: “con mượn tập của bạn nên phải qua trả cho bạn còn đi học”… Như vậy, thói nói dối đã bắt đầu “đâm chồi”.

Cha mẹ dạy bé thoái thác trách nhiệm: “Con ngã có đau không? Để mẹ đánh chừa cái bàn làm em đau nha!…”. Bé “hiểu” ngay: khi có sự cố, cứ tìm cách đổ hết trách nhiệm lên một đối tượng khác là xong. Con hình thành thói xấu luôn nói dối, khó bỏ. Chúng ta biết rằng, hành vi tạo thói quen, thói quen tạo tính cách. Khi con nói dối thành quen, hành vi ấy sẽ tạo nên tính cách tráo trở, sống hai mặt, không chân thành, không chung thủy.

Khi trẻ con đã không tin cha mẹ thì khó mà nói cho chúng vâng lời. Để lấy lại niềm tin từ chúng quả là một nhiệm vụ khó khăn nhưng không thể không làm. Bài học cơ bản là “dành thời gian để lắng nghe những nhu cầu của trẻ, phân tích cho trẻ biết nhu cầu nào chính đáng mới được đáp ứng” thường bị người lớn dễ dàng bỏ qua vì lý do bận rộn, hoặc “chúng còn nhỏ, chắc không sao”.

Khc phc thói nói di ca tr

Theo các chuyên gia tâm lý cho rằng, những đứa trẻ nói dối thường có tâm trạng tâm lý không tốt như lo lắng, hoang mang, nóng nảy vì phải tìm cách để ứng phó, che đậy hành vi nói dối của mình trước đó. Khi trẻ nói dối thì tim thường đập nhanh hơn, chúng phải suy nghĩ nhiều hơn để lần sau nói sao cho kín kẽ và bé có lòng tự trọng cao sẽ thấy áy náy, tự trách bản thân vì có cách hành xử sai trái. Tai hại hơn, những đứa trẻ thường xuyên nói dối sẽ luôn sống trong tâm trạng nghi ngờ, không tin tưởng ai, vì luôn ở trong trạng thái “suy bụng ta ra bụng người”.  

Để con tự nguyện thành thật, cha mẹ hãy nắm chắc một số nguyên tắc sau:

– Đừng bao giờ làm những điều khiến bé sợ cha mẹ.

– Trong mọi tình huống, hãy luôn nhẹ nhàng với con.

– Quy định rõ ràng cho bé biết những điều được và không được làm. Nếu bé còn nhỏ, chưa có khả năng ghi chép, thì bạn phải nhắc đi nhắc lại để bé không quên.

– Khi gặp sự cố, hãy cùng con phân tích tình huống để con tự nhận ra sai lầm, sau đó mới phạt. Chỉ cho bé thấy những thiệt hại mà sự cố gây ra cho chính bé và gia đình, nhắc nhở bé không tái phạm.

– Luôn hỗ trợ tinh thần cho trẻ khi con phạm lỗi: dắt con đi xin lỗi người khác với thái độ nhẹ nhàng, thông cảm nhưng tránh bao che. Và quan trọng nhất, dù con có phạm lỗi nặng cỡ nào, cũng đừng bao giờ tỏ thái độ xấu hổ vì con. Đây là cách duy nhất để con hiểu ra: cha mẹ là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy của mình. Cha mẹ luôn là gương mẫu trong lời nói và hành động để con bạn noi theo và chúng sẽ luôn là đứa trẻ thật thà, dũng cảm.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý hc)

 

Bình luận (0)