Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đừng trầm trọng hóa sự “vô ý, vô tứ” của trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong gia đình có con tui teen, cha m thưng lo con mình không biết bao gi mi khôn khéo, trưng thành, không biết khi nào chúng mi biết quan tâm đến ngưi khác và có trách nhim trưc cuc sng. Không ít bc cha m cho rng tr gi đây vô tâm hơn, chng biết ý t, càng ln càng vô cm, chng đoái hoài đến vic xem cha m mong mun, nghĩ ngi gì, ch biết đòi hi tha mãn cho nhu cu ca bn thân.

nh minh ha. Ảnh: I.T

Hiu rõ căn nguyên

Chị hàng xóm nhà tôi có con gái lên 12 tuổi phàn nàn: “Tôi là mẹ mà giống như người giúp việc, đi làm thì thôi chứ về là đồ đạc sách vở, áo quần con bé xả ra ngổn ngang cả nhà, thùng rác đầy ắp… Con trong nhà mà như người ở trọ. Nhà cửa có lộn xộn, bụi bám đầy nhưng nếu không nhắc nhở, con bé không bao giờ động tới. Ăn uống xong thì bát đĩa bẩn để nguyên trên bàn, nhắc nhở thì dọn dẹp qua loa, đại để cho vào bồn nước rửa bát xong là trốn biệt vào phòng riêng, không một lời hỏi thăm, nhờ vả hay chia sẻ. Không biết tôi sẽ còn làm đầy tớ cho con đến bao giờ? Đã biết bao nhiêu lần tôi nhắc nhở rồi nhưng nó cứ dửng dưng, thờ ơ như chuyện của ai. Cứ đà này đến khi nào con bé mới trở thành người lớn?”.

Một ông bố khác chia sẻ: “Điều khiến gia đình tôi bực bội, bất an hơn cả là gần đây con gái có dấu hiệu bỏ bê, chểnh mảng việc học hành. Lên lớp 6 rồi, vậy nhưng lúc nào con bé cũng mơ màng, “tâm hồn treo ngược cành cây”, ngồi vào bàn một lúc là thấy nó lại bỏ ngang để ăn uống hoặc vẽ vời lung tung… Vợ chồng tôi cũng đã nhỏ to tâm sự cho con hiểu nếu không chịu học hành đàng hoàng, tương lai của con sẽ vất vả, mờ mịt. Cứ ngỡ con sẽ ngộ ra mà cố gắng tập trung hơn cho việc học tập, ai ngờ được vài hôm thì đâu lại vào đấy. Sao nó lại vô tâm như thế cơ chứ?”. Một chị là mẹ đơn thân cũng buồn rầu: “Con trai tôi 12 tuổi rồi cũng có khác gì, chưa bao giờ nói một lời cảm ơn những gì mà mẹ đã làm cho nó. Ngày sinh nhật mẹ cũng không biết nói một lời chúc mừng chứ đừng nói gì đến chuyện mua quà tặng”.

Phải chăng các ông bố, bà mẹ nói trên đã “trầm trọng hóa” và vội vàng kết luận về sự vô ý vô tứ ở trẻ? Những nỗi băn khoăn, phân vân của cha mẹ về con trẻ là chính đáng?

Đng trm trng hóa s “vô ý, vô t”ca tr

Một điều về đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ mới lớn cha mẹ cần biết để giảm bớt nỗi lo lắng, đó là nhận thức về “trách nhiệm” của con cái ở độ tuổi này và cha mẹ là có khoảng cách khá “vênh” nhau. Những việc cha mẹ cho là quan trọng thì với bọn trẻ đôi khi lại là “chuyện nhỏ” và ngược lại những gì cha mẹ cho là vặt vãnh, thì trẻ lại “mất ăn, mất ngủ” để tìm cách xử lý. Tóm lại, khi cha mẹ và con cái chưa bắt “trúng sóng”, khiến lệch pha và không tìm được điểm tương đồng. Chẳng hạn, cô bé 13 tuổi đang suy nghĩ làm cách nào để đạt kết quả cao nhất trong cuộc thi nấu ăn ở lớp. Trong khi cô đang tập trung tính toán và luyện tập thì mẹ cô bé lại đang không thôi ca thán về việc không chịu đến thăm nhà ông bà ngoại. Lời trách móc đó lúc này với cô thật chẳng khác gì “nước đổ đầu vịt”!

Đã đến lúc các bậc phụ huynh cần thay đổi cách nhìn nhận khi đánh giá con trẻ. Nếu cứ dựa vào “mô hình” con cái răm rắp nghe lời để xác định đó là đứa con có tâm thì e rằng không còn hợp với xu thế. Một đứa con nếu chỉ biết vâng lời ở hiện tại, thì trong tương lai có thể là một người yếu đuối, thụ động. Và đứa con thường bị cha mẹ quy kết là “vô ý, vô tứ” có thể do biết đứng lên từ vấp ngã lại vững vàng, trưởng thành sớm hơn những đứa cùng trang lứa.

Các phụ huynh nên phân định rõ những hành vi vô ý có thể cho phép đối với trẻ vị thành niên như: lười việc nhà, lộn xộn, ẩu đoảng, ít hỏi han bố mẹ… Những hành vi vô trách nhiệm đáng lo ngại, cần “xử lý” nghiêm khắc như: trốn học, đi chơi qua đêm, tụ tập cờ bạc, rượu chè… Với những hành vi vô tâm, bố mẹ cũng chỉ nên nhắc nhở khéo léo bằng những điều chỉnh nhẹ nhàng. Dù thất vọng, nhưng thay vào việc can thiệp sâu, cách dạy dỗ tốt nhất là bạn nên “đứng qua một bên” để các em tự giải quyết, từ đó học cách chịu trách nhiệm. Chắc chắn các em sẽ không tránh khỏi thất bại, nhưng chính những vấp váp đầu đời đó là một phần cần thiết trong quá trình khôn lớn của bản thân.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)