Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đừng vội đánh giá khi chỉ đọc vài đoạn

Tạp Chí Giáo Dục

“Mt đêm n, thng nhóc b nhà ra đi. Nó đi mà chng có d đnh gì…, bà kh gi “Con có trên kia không, Chó Con?””.


Hc sinh THPT đc sách trong khuôn viên trưng (nh minh ha). Ảnh: N.Quang

Chó Con – nhân vật chính trong tác phẩm “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” của tác giả Ocean Vương – sinh ra trong một gia đình mà mọi người đều có những khổ đau và bản thân Chó Con cũng phải sống trong những nỗi niềm riêng.

Bà ngoại và mẹ của Chó Con lớn lên ở vùng quê bị chiến tranh tàn phá, lớn lên trong nghèo khổ. Bà ngoại mang nỗi đau bị ép lấy chồng khi là một thiếu nữ mới lớn để rồi sống không hạnh phúc. Rời bỏ nhà chồng với đứa con nhỏ trên tay nhưng không được mẹ ruột cưu mang, bà ngoại phải lây lất sống để rồi sinh ra thêm một đứa con lai là mẹ của Chó Con. Mẹ của Chó Con lớn lên không cha, bị bạn bè, mọi người trêu chọc vì nước da trắng không giống ai ở vùng quê nghèo. Đến khi lấy chồng, mẹ của Chó Con lại gặp phải người chồng vũ phu. Rời làng quê nghèo, sang Mỹ, cứ tưởng gia đình Chó Con sẽ hạnh phúc hơn nhưng không! Vất vả để mưu sinh, vật lộn để hòa nhập ở xứ lạ, quê người, gia đình của Chó Con lại tiếp tục khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Chó Con lớn lên trong hoàn cảnh bà ngoại bị thần kinh, lúc tỉnh lúc mê. Mẹ là người không biết chữ, bị chồng đánh đập, vất vả kiếm tiền rồi bực dọc, đánh mắng Chó Con như để giải tỏa ẩn ức của mình. Đọng lại sâu sắc trong tâm trí Chó Con về người cha là “mấy ông cảnh sát tiến về phía ba nó, súng chĩa ra”, “những viên cảnh sát đè ba nó xuống” và “mẹ mình được nhân viên cấp cứu đưa đi, gương mặt giập nát”.

Với Chó Con, bà ngoại luôn là người yêu thương, chăm sóc mình, chia sẻ với mình ngay cả khi bà không tỉnh táo. Bà ngoại chính là người hiểu con, hiểu cháu, là sợi dây kết nối giữa Chó Con và mẹ “Má con không khỏe? Má con đau. Má con khổ. Nhưng má con mong con, má con cần hai bà cháu mình đó con”… “Má con thương con lắm đó Chó Con. Nhưng má con bệnh. Bệnh như bà vậy. Trong đầu nè”. Thế nên, mặc những đòn roi, mặc những lời chửi mắng của mẹ, mẹ vẫn là người Chó Con yêu thương: “Trong tiếng Việt, nhớ nhung một người và nhớ được một người đều có chung chữ nhớ. Đôi khi, trong lúc gọi điện, mẹ hỏi con, con nhớ mẹ không? Con giật mình, tưởng rằng mẹ hỏi, con còn nhớ mẹ không?”, “con nhớ mình đã nghĩ rằng mẹ và ngoại Lan đáng được phong thánh”. Chó Con cũng hiểu rằng mẹ rất yêu thương mình nên không ngại ngần chia sẻ với mẹ những điều thầm kín: “Con thích con trai”. Trái với lo lắng của Chó Con, phản ứng của mẹ khi cậu “come out” không phải là tức giận khi biết cậu đồng tính mà là âu lo: “Tụi nó sẽ giết con… Tin tức nói đầy”, “Con khỏi cần đi đâu hết. Có con với mẹ thôi, Chó Con à”. Hiểu mẹ và yêu thương mẹ, nên “Con biết mẹ tin vào đầu thai. Con không biết mình có tin không nhưng con mong là nó có thật… Mẹ sẽ là một cô bé… và mẹ sẽ có một căn phòng đầy sách, có cha mẹ kể chuyện cho mẹ nghe… trong một đất nước không bị chiến tranh”. Khi đưa hài cốt của bà ngoại về Việt Nam chôn, Chó Con không có cảm giác lạc lõng vì ngoại và mẹ luôn nhắc nhở, luôn kể chuyện về quê hương nên “Con đã sẵn là người Việt Nam” và điều hạnh phúc nữa là “Ở dưới đất, ngoại Lan đã là người Việt Nam”.

Gia đình không hạnh phúc. Đã thế ở trường, ngoài đường, Chó Con còn bị coi thường vì da vàng. Rồi Chó Con có được một người bạn thật sự Trevor – một người bạn da trắng và sau đó nhận ra mình là người đồng tính. Lần đầu tiên quan hệ đồng tính, Chó Con đã hoang mang, sợ hãi: “Con biết ngay đó là gì và hoảng loạn… con đâu nghĩ, cũng như đâu biết cách chuẩn bị bản thân. Những bộ phim khiêu dâm con xem chưa từng cho thấy quãng đường cần đi… Không ai nói cho bọn con biết phải làm thế nào”… Cả Chó Con và Trevor đều không muốn mình như thế: “Cậu nghĩ cậu thật sự gay… suốt đời luôn hả?… mình nghĩ mình sẽ bình thường sau vài năm nữa…”. Trevor có hoàn cảnh cha mẹ chia tay như Chó Con nhưng đã tìm đến heroin như một sự giải thoát để rồi sốc thuốc chết. Chó Con đã vượt qua được những nỗi đau, không tìm cách giải thoát bằng chất gây nghiện như Trevor mà vào đại học. “Rồi, không vì cớ gì, mẹ bật cười”, phải chăng với suy nghĩ tích cực, với tinh thần lạc quan như mẹ, như bà ngoại, như những người Việt Nam đã trải qua thăng trầm của chiến tranh, của cuộc sống xa quê hương đất nước, Chó Con đã có được “một thoáng rực rỡ ở nhân gian” này…

Sách mà thy cô, nhà trưng gii thiu hc sinh đc chc chn s an toàn hơn rt nhiu so vi nhng quyn sách các em t tìm kiếm, chia s, chuyn tay nhau đc mt cách lén lút mà ba m, thy cô không h biết. Tôi đã nhiu ln bt gp hc sinh đc nhng quyn sách như thế và phi giáo dc các em tránh xa văn hóa phm đc hy.

Vài đoạn mô tả quan hệ đồng tính trong tác phẩm là điều hết sức cần thiết để người đọc thấy rõ được tâm tư, tinh thần, tình cảm của Chó Con khi trải qua, khi lớn dần lên theo năm tháng. Từ tình bạn, có sự chia sẻ, hiểu biết, cảm thông nhau rồi tò mò theo sự phát triển cơ thể, giới tính, mãi sau hai năm quen biết, Chó Con và Trevor mới có quan hệ đồng tính. Những mô tả được cho là trần trụi nhưng không dung tục, xen lẫn các dòng mô tả đó là những cảm nhận, suy nghĩ của Chó Con làm cho người đọc phải ngẫm nghĩ, suy tư, không hề có một cảm giác kích thích, hưng phấn như đọc truyện, xem phim khiêu dâm.

Để đánh giá một tác phẩm văn học, chúng ta cần đọc hết cả quyển sách. Đặc biệt, những đoạn nhạy cảm cần phải hiểu tại sao tác giả mô tả như thế? Tác giả viết như thế nhằm mục đích gì? Xin đừng vội quy chụp là tác giả viết như thế là “câu khách”, khiêu dâm! Chỉ đọc vài đoạn trong quyển sách, xin đừng đánh giá thấp cả một tác phẩm. Người đọc sách thật sự phải đọc cả quyển sách, phải nghiền ngẫm để nắm nội dung, tư tưởng của tác phẩm và cả nghệ thuật diễn đạt văn chương của tác phẩm. Nhiều chương trình “khuyến đọc”, nhiều ý tưởng kêu gọi mọi người đọc sách được phát động. Những năm gần đây, việc khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh đọc sách mọi lúc, mọi nơi đang được thực hiện thường xuyên trong nhà trường. Đừng vì vài ý kiến bộc phát đã vội trách giáo viên, nhà trường, điều ấy sẽ làm nản lòng thầy cô, nhà trường đang hướng học sinh đến việc “khuyến đọc”, giúp học sinh tiếp cận những quyển sách hay, có giá trị, lan tỏa rộng trong cộng đồng trong và ngoài nước. Sách mà thầy cô, nhà trường giới thiệu học sinh đọc chắc chắn sẽ “an toàn” hơn rất nhiều so với những quyển sách các em tự tìm kiếm, chia sẻ, chuyền tay nhau đọc một cách lén lút mà ba mẹ, thầy cô không hề biết. Tôi đã nhiều lần bắt gặp học sinh đọc những quyển sách như thế và phải giáo dục các em tránh xa các văn hóa phẩm độc hại ấy. 

Theo tôi, với những ai thích đọc sách, yêu văn học từ 15 tuổi trở lên đều có thể đọc tác phẩm “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” của tác giả Ocean Vương để thấy cuộc sống cần lắm sự yêu thương, chia sẻ, cảm thông, để thấy được tính nhân văn của tác phẩm và để biết rằng tại sao ngay khi xuất bản nó đã nhanh chóng lọt vào danh sách bán chạy của New York Times.

Lê Phương Trí
(giáo viên tư vn tâm lý hc đưng)

Bình luận (0)