Mới qua vài ngày đầu tiên của đợt xét tuyển nguyện vọng (NV) 2, nhưng nhiều thí sinh đã cảm thấy hoang mang trước lượng thông tin lớn được cập nhật hằng ngày. Một số trường ĐH, CĐ băn khoăn trước một số quy định của Bộ GDĐT trong việc rút – nộp hồ sơ của TS.
Những năm trước đây, khi TS đã nộp hồ sơ là coi như “xong”, chỉ còn ngồi chờ đến ngày trường thông báo mức điểm trúng tuyển. Nhưng hiện tại, nếu đã nộp hồ sơ thì nhiều TS vẫn phấp phỏng không yên, nhất là những TS ở diện “mấp mé” mức điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) của trường. Nhiều em trong tâm trạng sẵn sàng… rút hồ sơ nếu thấy số thứ tự của mình “tụt hạng” trên bảng thống kê TS nộp NV2 của trường.
Phụ huynh, thí sinh rối bời trong việc nộp – rút hồ sơ nguyện vọng 2. Ảnh: Kỳ Anh |
Em Hoàng Minh Anh ở Quảng Ninh từ vài hôm nay ngày ngày chăm chỉ ra ra vào vào website của các trường để xem số lượng TS đã ĐKXT NV2. Với kết quả thi là 15 điểm khối A, Ngọc Anh đã trượt NV1 vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia HN). Vốn dĩ dự định của Ngọc Anh là nộp hồ sơ ĐKXT NV2 vào Trường ĐH Mỏ – Địa chất vì trường có tới 1.200 chỉ tiêu NV2 ĐH khối A lấy từ 15 điểm, nhưng Ngọc Anh quyết định chưa nộp hồ sơ vội mà sẽ chờ đến lúc gần hết hạn mới nộp cho chắc ăn. “nhà ở xa không có điều kiện đi lại rút hồ sơ như các bạn ở gần trường nên em cứ chờ đã”.
Tuy nhiên, nhiều cán bộ tuyển sinh cũng khuyên TS khi quyết định nộp hồ sơ vào đâu cũng không nên quá phụ thuộc vào số liệu cập nhật hàng ngày vì có thể nhiều TS cũng trong tình trạng “nghe ngóng”, chờ đến ngày chót mới nộp.
Theo quy định của bộ thì việc rút hồ sơ sẽ chấm dứt trước 5 ngày trước khi đến hạn cuối cùng nộp hồ sơ ĐKXT, tức là sau ngày 10.9 TS sẽ không được rút hồ sơ nữa nên nhiều trường đã dự kiến trong khoảng thời gian từ sau ngày 5.9 đến ngày 10.9 sẽ là đợt cao điểm của các TS muốn rút hồ sơ ĐKXT. Bộ GDĐT đã yêu cầu các trường không hạn chế số lần rút – nộp hồ sơ ĐKXT của TS nhưng việc cho phép TS được rút hồ sơ nhiều lần khiến nhiều trường cảm thấy khó khăn. Chính vì “ngại khó” mà ĐH Mở TPHCM thông báo chỉ giải quyết rút hồ sơ cho TS một lần trước 16 giờ ngày 8.9, TS muốn rút hồ sơ phải có đơn và 3 ngày sau trường mới trả lại hồ sơ.
Việc rút – nộp hồ sơ này cũng khiến một số cán bộ làm công tác tuyển sinh băn khoăn lo ngại về khả năng xảy ra tiêu cực. Ông Nguyễn Tiệp – Hiệu trưởng Trường ĐH Lao động – Xã hội cho rằng, Bộ GDĐT tạo điều kiện tối đa cho TS bằng cách quy định người nhà có thể dùng giấy ủy quyền đến rút hồ sơ, nhưng trên thực tế khó xác thực độ tin cậy của giấy uỷ quyền này.
Trường ĐH Mỏ – Địa chất là một trong những trường đầu tiên có TS rút hồ sơ ĐKXT ngay sau khi mới nộp. Ông Lê Trọng Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ – Địa chất nhận xét: “Thông tin cụ thể về TS được công khai trên website của trường giúp TS có thể tự kiểm soát được nhau. Tuy nhiên, nếu không làm chặt khâu rút – nộp hồ sơ, cho phép người nhà, người quen đến làm thủ tục chứ không phải chính TS thì rất dễ xảy ra sai sót, có thể dẫn đến khiếu nại sau này. Do đó, trường yêu cầu chỉ khi TS mang đầy đủ giấy tờ, nhất thiết phải có chứng minh nhân dân, mới được rút hồ sơ”.
Tuy nhiên, nhiều cán bộ tuyển sinh cũng khuyên TS khi quyết định nộp hồ sơ vào đâu cũng không nên quá phụ thuộc vào số liệu cập nhật hàng ngày vì có thể nhiều TS cũng trong tình trạng “nghe ngóng”, chờ đến ngày chót mới nộp.
Theo quy định của bộ thì việc rút hồ sơ sẽ chấm dứt trước 5 ngày trước khi đến hạn cuối cùng nộp hồ sơ ĐKXT, tức là sau ngày 10.9 TS sẽ không được rút hồ sơ nữa nên nhiều trường đã dự kiến trong khoảng thời gian từ sau ngày 5.9 đến ngày 10.9 sẽ là đợt cao điểm của các TS muốn rút hồ sơ ĐKXT. Bộ GDĐT đã yêu cầu các trường không hạn chế số lần rút – nộp hồ sơ ĐKXT của TS nhưng việc cho phép TS được rút hồ sơ nhiều lần khiến nhiều trường cảm thấy khó khăn. Chính vì “ngại khó” mà ĐH Mở TPHCM thông báo chỉ giải quyết rút hồ sơ cho TS một lần trước 16 giờ ngày 8.9, TS muốn rút hồ sơ phải có đơn và 3 ngày sau trường mới trả lại hồ sơ.
Việc rút – nộp hồ sơ này cũng khiến một số cán bộ làm công tác tuyển sinh băn khoăn lo ngại về khả năng xảy ra tiêu cực. Ông Nguyễn Tiệp – Hiệu trưởng Trường ĐH Lao động – Xã hội cho rằng, Bộ GDĐT tạo điều kiện tối đa cho TS bằng cách quy định người nhà có thể dùng giấy ủy quyền đến rút hồ sơ, nhưng trên thực tế khó xác thực độ tin cậy của giấy uỷ quyền này.
Trường ĐH Mỏ – Địa chất là một trong những trường đầu tiên có TS rút hồ sơ ĐKXT ngay sau khi mới nộp. Ông Lê Trọng Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ – Địa chất nhận xét: “Thông tin cụ thể về TS được công khai trên website của trường giúp TS có thể tự kiểm soát được nhau. Tuy nhiên, nếu không làm chặt khâu rút – nộp hồ sơ, cho phép người nhà, người quen đến làm thủ tục chứ không phải chính TS thì rất dễ xảy ra sai sót, có thể dẫn đến khiếu nại sau này. Do đó, trường yêu cầu chỉ khi TS mang đầy đủ giấy tờ, nhất thiết phải có chứng minh nhân dân, mới được rút hồ sơ”.
Theo Ngân Anh – Xuân Thu
(laodong)
Bình luận (0)