Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

“Đường dài mới biết ngựa hay!”

Tạp Chí Giáo Dục

Vn đ không phi là thng-thua, thành-bi, mà là bn thân đã tht s n lc hay chưa bi “đưng dài mi biết nga hay”… Li khuyên này đưc các chuyên gia đưa ra trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” ln 10 năm 2018 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp vi S GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM t chc ti Trưng THPT Nguyn Th Minh Khai (Q.3) va qua.

Ban tư vn tr li các câu hi ca hc sinh

Theo các chuyên gia tư vấn, trong “ngã rẽ lựa chọn nghề nghiệp” của cuộc đời, để thành công là cả một quá trình phấn đấu, cần nhiều hơn là tấm bằng ĐH.

To bu không khí tích cc xung quanh mình

Đây là lời khuyên được các chuyên gia tư vấn nhắn nhủ đến học sinh trước ngưỡng cửa bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2018 và lựa chọn ngành nghề cho bản thân. “Các em đừng tạo ra cho mình những áp lực thi cử. Cứ bình tĩnh trong mọi trường hợp. Đặc biệt, không nên tạo ra cuộc chiến đối với phụ huynh trong quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân”, ThS. Tô Nhi A, chuyên gia tư vấn tâm lý, chia sẻ.

Theo ThS. Tô Nhi A, muốn thuyết phục được cha mẹ theo mong muốn, nguyện vọng của mình, bản thân các em phải đưa ra được những minh chứng cho sự lựa chọn đó. Đó là cơ hội việc làm, khả năng bản thân có phù hợp với ngành nghề không, sự chuẩn bị đường dài về ngành mình học. “Điều quan trọng là các em hãy lắng nghe lời khuyên của gia đình, thầy cô để đưa ra một quyết định đúng đắn nhất”, ThS. Tô Nhi A khuyên.

Tại chương trình, TS. Nguyễn Đức Nghĩa (Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cũng mang đến cho học sinh trong trường những thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2018. Theo TS. Nguyễn Đức Nghĩa, cơ bản đề thi năm nay không thay đổi nhiều so với các năm trước. Vấn đề quan trọng nhất là chọn bài thi, chọn ngành và tổ hợp môn như thế nào cho phù hợp với trường mình đăng ký xét tuyển. Hầu hết các trường ĐH đều xét tuyển theo tổ hợp môn thi, 95% các trường ĐH xét tuyển theo khối thi nhưng có tới 95% học sinh đăng ký xét tuyển theo các khối thi truyền thống. Đây là một vấn đề “vênh” trong việc lựa chọn bài thi và đăng ký xét tuyển. “Các em cần cân nhắc kỹ để lựa chọn bài thi cho phù hợp. Tránh trường hợp làm cả 2 bài thi trong phần tự chọn vì sẽ vô nghĩa trong việc xét tuyển. Đặc biệt, điểm thi học kỳ II năm lớp 12 càng cao thì cơ hội vào ĐH sẽ càng lớn”.

Cũng theo TS. Nguyễn Đức Nghĩa, một điểm mới trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2018 là sẽ không có điểm sàn xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT mà từng trường sẽ tự quyết định đưa ra một mức điểm sàn riêng của mình.

Chn ngành có th theo… đưng trưng

Trước thắc mắc của học sinh về những ngành nghề quen thuộc như kế toán, kiểm toán, y dược, thiết kế thời trang, các chuyên gia tư vấn cho rằng đây là những ngành học không quá xa vời nhưng lại mang tính “chuyên biệt cao”, không phải muốn là học được. “Các em cần phải hiểu rõ về năng lực của bản thân và bản chất ngành nghề. Chọn ngành học để có thể theo được… đường trường chứ đừng chọn kiểu ngẫu hứng mà đứt quãng giữa chừng. Đối với ngành kế toán, kiểm toán, các em sẽ phải làm việc liên tục với những con số. Vì vậy, đòi hỏi một sự tỉ mỉ, tính toán, chính xác cao. Em nào năng động quá, không có sự kiên nhẫn thì không nên chọn hai ngành này”, ThS. Nguyễn Văn Nhật (Phó Chánh văn phòng, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) nhấn mạnh.

Cũng theo ThS. Nguyễn Văn Nhật, bên cạnh đòi hỏi khắt khe về nghề, cơ hội việc làm đối với ngành kế toán lại rất lớn: “Hầu như bất cứ một doanh nghiệp, một tổ chức tài chính nào cũng cần có nhân sự về kế toán. Đặc biệt là nhân sự chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập, các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhiều thì cơ hội việc làm sẽ càng lớn”.

Về nhóm ngành y, dược, ThS. Nguyễn Quang Vinh (đại diện Trường ĐH Y dược TP.HCM) chia sẻ rằng, đây là nhóm ngành sức khỏe nên những đòi hỏi lại càng không thể “xuề xòa”, do liên quan đến tính mạng con người. Vì vậy, nhóm ngành này không chỉ yêu cầu người học có kiến thức chuyên môn cao mà còn là đạo đức. Phải có cái tâm yêu người, trân trọng con người thì mới nên theo nghề.

Bên cạnh đó, ThS. Nguyễn Quang Vinh cũng cho biết năm 2018, Trường ĐH Y dược TP.HCM sẽ tuyển sinh mới ngành dinh dưỡng. Đây cũng là một ngành trong nhóm sức khỏe, giúp giải quyết những vấn đề về dinh dưỡng y khoa trong việc phòng ngừa bệnh, chữa bệnh và phục hồi bệnh. Ra trường, các em có thể làm việc trong các trung tâm dinh dưỡng, tư vấn dinh dưỡng cho các công ty thực phẩm hoặc làm bác sĩ dinh dưỡng.

Về ngành thiết kế thời trang, theo ThS. Nguyễn Hữu Phát (đại diện Trường ĐH Hoa Sen), đây là khối ngành nghệ thuật nên cần sự sáng tạo và một cái “tôi” đủ lớn để tạo sự riêng biệt. Khi ra trường, các em có nhiều cơ hội việc làm khi có thể thử sức mình khởi nghiệp, thành lập riêng một thương hiệu thời trang. Hoặc làm việc trong các công ty về thời trang, biên tập viên các tạp chí thời trang…

Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)