Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Đường đến trường của cô sinh viên mồ côi

Tạp Chí Giáo Dục

Ba m đt ngt phát bnh ri qua đi ch cách nhau mt khong thi gian ngn khi Nguyn Th Ngân va bưc vào lp 7. Gưng dy sau cú sc đó, Ngân va đến trưng hc ch va ph giúp ông bà ni làm rung đ mưu sinh. Vưt qua mi gian khó nhc nhn, Ngân t tin bưc vào ging đưng Trưng ĐH K thut Y – Dưc Đà Nng vi mong ưc tr thành điu dưng gii đ chăm sóc cho ngưi bnh tht tt.

Hai ch em Ngân (trái) và Trinh, dù thiếu s chăm sóc ca ba m nhưng vn hc rt gii vi khát vng chinh phc ging đưng ĐH

1. Sau buổi học sáng trên giảng đường, tầm 2 giờ chiều, Ngân (sinh viên năm nhất ngành điều dưỡng đa khoa) lại tất tả đạp xe về phía chợ Hàn cách trường vài cây số để bắt đầu buổi làm thêm của mình ở một xưởng sản xuất yến sào. Những vòng bánh xe quay đều một cách chậm rãi, gần đến chỗ làm, Ngân phải dừng lại rất lâu mới có thể dắt xe đi bộ qua đường như chừng em chưa quen với sự nhộn nhịp của phố phường. Ngân nói, đây là chiếc xe đạp do một nữ mạnh thường quân tặng khi cô ấy thấy em đi bộ từ trường đến chỗ làm thêm dưới cái nắng gay gắt. Một giờ làm thêm ở cơ sở sản xuất yến sào, Ngân được trả công 15 ngàn đồng. Chủ cơ sở cảm thông với việc học của Ngân nên không bắt em phải đến chỗ làm vào một mốc giờ cố định, mà rảnh lúc nào thì em đến làm lúc đó. Ngân cho biết: “Em sẽ cố gắng làm việc để đỡ đần một phần gánh nặng cho ông bà nội ở quê vì theo học ngành điều dưỡng sẽ tốn nhiều chi phí sách vở, học phí cũng rất cao”.

Với tổng điểm khối B đạt 22,45, Ngân đỗ vào ngành điều dưỡng đa khoa của Trường ĐH Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng. Ngân kể, hôm nhận được giấy báo nhập học, em lo đến mất ngủ. Vừa lo vừa thương ông bà nội đã ngoài 70 tuổi sẽ phải vất vả hơn nhiều khi nhà vắng đi sự phụ giúp của cháu gái. Nghĩ mãi chưa thông, Ngân định giấu tờ giấy nhập học nhưng ông nội tinh ý, đã khuyên cháu: “Con cứ ráng đi học, được ngày nào hay ngày ấy, ông bà ở nhà sẽ cố gắng chăm sóc mảnh ruộng để đổi lấy học phí cho các con”. Vậy là Ngân quyết định vào Đà Nẵng học tập. Biết được hoàn cảnh của Ngân, cô Nguyễn Thị Hải Yến (giáo viên Trường THCS Hải Thành, xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) thông qua Hội Khuyến học tỉnh, kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ cho em số tiền hơn 20 triệu đồng. Với số tiền ấy, Ngân dùng đóng học phí hết 7 triệu đồng, một phần đóng học phí cho em gái học lớp 9, số còn lại chia ra để em chi phí mỗi tháng. Ngân bấm đốt ngón tay: “Với khoảng 10 triệu đồng còn lại, em lên kế hoạch chi phí ăn uống, sinh hoạt và sách vở cho mỗi tháng là 2 triệu đồng; hôm nào đói quá em mới xuống căng tin trường ăn sáng, còn thường thì em tiết kiệm bữa sáng dành cho các chi phí khác. Trong khoảng thời gian tạm coi là có tiền để tiếp tục con đường học tập thì em phải làm thêm để trang trải cho thời điểm sau này”.   

2. Quê Ngân là một vùng trũng thuộc thôn Trung Đơn, xã Hải Thành (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị). Nơi đó được mệnh danh là một Đồng Tháp Mười thu nhỏ, mùa đông nước ngập trắng đồng. Ba mẹ Ngân sinh được hai đứa con, Ngân là con đầu, sau Ngân còn em Nguyễn Thị Trinh – hiện học lớp 9 Trường THCS Hải Thành. Năm Ngân lên lớp 7, ba em đang khỏe mạnh bỗng nhiên bị bệnh đãng trí và mất trong một lần đi đường do tai nạn giao thông. Một năm sau đó, mẹ em bị bệnh rồi qua đời đột ngột. Hai chị em dọn về sống với ông bà nội đã già. Cuộc sống của bốn người trong căn nhà cấp 4 khá cũ chỉ dựa vào mấy sào ruộng. Mỗi ngày, ngoài giờ lên lớp, chị em Ngân bảo ban nhau ra đồng nhổ cỏ, dặm lúa giúp ông bà để mưu sinh. Ông Lý Văn Tường (Trưởng thôn Trung Đơn) cho biết: “Hai chị em cháu Ngân thuộc diện mồ côi. Hàng năm, các cấp chính quyền, đoàn thể vẫn quan tâm nhưng mức độ có hạn. Để cháu Ngân có thể theo đuổi con đường ĐH cần rất nhiều sự chung tay của các mạnh thường quân, nhà hảo tâm…”.

Tròn 18 tuổi, cuộc sống vất vả, thiếu bàn tay chăm sóc yêu thương của ba mẹ, sự khắc khổ in lên cả dáng đi tất tả của Ngân. Ở em, luôn có một ánh mắt thật buồn và nỗi nhớ ba mẹ nơi xa xăm nào đó khó định hình. Đôi mắt Ngân luôn ngấn nước khi nhắc đến gia đình nhưng rồi trở lại tươi tắn ngay khi được hỏi đến chuyện học hành. Suốt 12 năm học, Ngân đều phấn đấu đạt thành tích khá và giỏi. “Nhiều lúc em cũng rơi vào trạng thái chán nản và muốn nghỉ học nhưng lại nghĩ thương ông bà nội vất vả, thương em nhỏ nên gắng học để sau này kiếm việc làm ổn định, làm điểm tựa cho ông bà và em gái”, Ngân bộc bạch.

3. Hành trang rời quê ra Đà Nẵng học ĐH của Ngân ngoài tinh thần vượt khó, chỉ vỏn vẹn có vài bộ áo quần đã cũ. Ngân được các bạn cùng lớp bầu làm lớp phó học tập. Ngân nói, sự tin tưởng của các bạn cũng là động lực giúp em cố gắng học tập tốt hơn. “Cuộc sống phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng em tin mình sẽ vượt qua được. Ước mơ của em là trở thành một điều dưỡng giỏi để có điều kiện chăm sóc cho những ai không may bị ốm đau, bệnh tật, nhất là những bệnh nhân nghèo khó”, Ngân trải lòng.

Trên đường từ Trường ĐH Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng đến chỗ làm thêm xuôi về phía chợ Hàn, vạt nắng chiều hắt bóng Ngân trên chiếc xe đạp in xuống mặt đường chậm rãi, liêu xiêu. Có thể nói đoạn đường đến chỗ làm thêm của Ngân không dài về mặt địa lý, nhưng đó là đoạn đường sẽ đồng hành cùng em trên hành trình chinh phục tấm bằng ĐH!

Hàn Giang

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)