Chiều 24-5, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam nêu nguyên nhân dẫn đến các nhà máy đường tồn kho ở mức cao nhất từ trước đến nay, gần 750.000 tấn, bằng 50% sản lượng chế biến.
Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) Phạm Quốc Doanh cho rằng: do thời tiết năm nay cả nước diễn biến thất thường, thời điểm vào vụ chế biến chậm 15 ngày đến 1 tháng, nên đầu vụ thiếu mía nguyên liệu, tất cả dồn vào cuối vụ; lượng đường đấu thầu theo hạn ngạch của WTO năm 2016 diễn ra vào cuối năm nên dồn sang năm 2017; đường nhập lậu diễn ra tràn lan (lượng đường nhập lậu đến nay lên đến 400.000 tấn, gần bằng 1/3 lượng đường chế biến vụ này); nạn gian lận thương mại; việc sử dụng đường trong chế biến thực phẩm bị giảm xuống cũng như xu hướng sử dụng chất tạo ngọt thay thế đường trong chế biến thực phẩm…
Theo ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó tổng giám đốc Công ty CP Mía đường Cần Thơ (Casuco), đường cát Thái Lan đang nhập lậu tràn lan vào thị trường ĐBSCL, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, bán giá thấp hơn đường nội địa. Hiện đường cát nội địa dao động từ 16.000 – 16.500 đồng/kg nhưng khó bán. Chỉ riêng Casuco còn tồn kho hơn 20.000 tấn đường.
Phát biểu tại hội nghị tìm giải pháp tiêu thụ đường, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, trước mắt Bộ NN-PTNT kiến nghị Bộ Công thương giãn tiến độ đấu thầu hạn ngạch đường nhập khẩu theo WTO sang quý 3 hoặc 4. Bộ Công thương, Bộ Tài chính chấn chỉnh lại việc đấu giá đường lậu bởi đang tồn tại khe hở khi hóa đơn bị đem xoay vòng nhiều lần. Về lâu dài, ngoài việc nâng cao năng suất và chữ đường cho cây mía, phải đẩy mạnh việc điều tiết lượng đường sản xuất và tiêu thụ.
Theo ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó tổng giám đốc Công ty CP Mía đường Cần Thơ (Casuco), đường cát Thái Lan đang nhập lậu tràn lan vào thị trường ĐBSCL, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, bán giá thấp hơn đường nội địa. Hiện đường cát nội địa dao động từ 16.000 – 16.500 đồng/kg nhưng khó bán. Chỉ riêng Casuco còn tồn kho hơn 20.000 tấn đường.
Phát biểu tại hội nghị tìm giải pháp tiêu thụ đường, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, trước mắt Bộ NN-PTNT kiến nghị Bộ Công thương giãn tiến độ đấu thầu hạn ngạch đường nhập khẩu theo WTO sang quý 3 hoặc 4. Bộ Công thương, Bộ Tài chính chấn chỉnh lại việc đấu giá đường lậu bởi đang tồn tại khe hở khi hóa đơn bị đem xoay vòng nhiều lần. Về lâu dài, ngoài việc nâng cao năng suất và chữ đường cho cây mía, phải đẩy mạnh việc điều tiết lượng đường sản xuất và tiêu thụ.
Bình luận (0)