Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Duy trì đam mê để phát triển năng lực bản thân

Tạp Chí Giáo Dục

Trong xã hi hin đi, phát trin năng lc bn thân không ch là mt yếu t quan trng đi vi s nghip cá nhân mà còn là yếu t quyết đnh đ đóng góp vào s phát trin chung ca cng đng và đt nưc. Tuy nhiên, đ đt đưc điu này, ngay t còn là hc sinh, mi ngưi cn có đam mê, đng lc phn đu và s đnh hưng đúng đn đ phát trin và hin thc hóa đam mê đó.

Khi được định hướng và duy trì đam mê đúng cách, học sinh có đủ động lực để phát triển năng lực bản thân (ảnh minh họa). Ảnh: T.Tri

Đam mê chính là ngọn lửa soi sáng con đường phát triển, giúp học sinh vượt qua khó khăn, thử thách để phát huy tối đa năng lực của mình. Do đó, việc gợi ý, định hướng và duy trì đam mê cho học sinh là nhiệm vụ không thể thiếu của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phát triển toàn diện năng lực của thế hệ trẻ.

Gi ý đam mê cho hc sinh

Để học sinh có thể tìm thấy đam mê, cần có sự gợi ý từ nhiều phía, nhất là từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Học sinh, đặc biệt là ở độ tuổi trung học, thường chưa xác định rõ ràng sở thích hay đam mê của mình. Nhiều học sinh THPT chưa xác định rõ mình có năng lực gì, thích gì, có thể theo đuổi lĩnh vực gì và từ đó không có động lực mạnh mẽ để phấn đấu. Chính vì vậy, việc gợi ý và tạo ra cơ hội cho học sinh khám phá những lĩnh vực khác nhau là vô cùng quan trọng. Điều này có thể được thực hiện qua các trải nghiệm cụ thể, các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi, dự án nghiên cứu hay những buổi chia sẻ từ người đi trước. Ví dụ, một học sinh có thể chưa biết mình yêu thích khoa học hay nghệ thuật. Tuy nhiên, khi tham gia vào các hoạt động thí nghiệm khoa học, hay biểu diễn trong một chương trình văn nghệ, học sinh sẽ có cơ hội nhận ra năng khiếu và đam mê của bản thân. Do vậy, gia đình và nhà trường cần tạo ra một môi trường phong phú với nhiều cơ hội khám phá và thử nghiệm, từ đó giúp học sinh tìm thấy hướng đi cho riêng mình. Đặc biệt là trong điều kiện của các trường học, giáo viên nên gợi mở, tạo điều kiện, thúc đẩy để học sinh có thể tham gia vào nhiều hoạt động, nhất là các hoạt động ngoại khóa, để các em được trải nghiệm, từ đó khám phá bản thân và có thể nảy nở các đam mê nhất định.

Đnh hưng đam mê cho hc sinh

Sau khi học sinh đã bắt đầu nhận ra những đam mê của mình, việc định hướng là bước tiếp theo để giúp các em phát triển năng lực bản thân. Định hướng đam mê không chỉ là việc khuyến khích học sinh theo đuổi những gì mình yêu thích mà còn phải giúp các em hiểu rõ những thách thức, cơ hội và con đường dẫn đến thành công trong lĩnh vực đó. Điều này cần sự tinh tế, nhạy cảm và trách nhiệm của người lớn, nhất là của giáo viên, để phát hiện ra học sinh của mình có thiên hướng nào, thiên hướng đó có đủ lớn để theo đuổi hay không, đam mê của học sinh có phù hợp điều kiện thực tế không… Thầy cô và gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề nghiệp tương lai, xác định các lĩnh vực mà mình có thể phát triển mạnh mẽ, từ đó đưa ra những kế hoạch học tập và rèn luyện phù hợp. Nếu học sinh đam mê khoa học, thầy cô có thể gợi ý tham gia các câu lạc bộ khoa học, các kỳ thi nghiên cứu, hoặc tìm hiểu về những ngành nghề khoa học – công nghệ trong xã hội. Nếu học sinh yêu thích nghệ thuật, gia đình và nhà trường có thể hỗ trợ các em tham gia các lớp học vẽ, âm nhạc, hoặc những chương trình giao lưu nghệ thuật…

Bên cạnh đó, việc định hướng cũng cần phải linh hoạt và phù hợp với sự thay đổi trong quá trình phát triển của học sinh. Thế giới luôn thay đổi, nhu cầu của xã hội cũng liên tục biến động, vì vậy, việc định hướng cho học sinh không chỉ dừng lại ở một lĩnh vực cụ thể mà cần phải giúp các em phát triển các kỹ năng mềm như tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đây là những kỹ năng quan trọng giúp học sinh có thể thích nghi và phát triển trong bất kỳ môi trường nào.

Duy trì đam mê trong sut quá trình hc tp

Đam mê nếu không được duy trì và nuôi dưỡng sẽ dễ dàng bị phai nhạt theo thời gian. Nhất là với một số học sinh có tính khí hăng hái, đam mê ban đầu có thể rất nhiệt huyết, cháy bỏng nhưng mau nguội lạnh nếu không được sự động viên kịp thời, không xây dựng được các cơ chế duy trì cũng như không đạt được những thành tựu như mong muốn. Do đó, việc duy trì đam mê cho học sinh trong suốt quá trình học tập là một yếu tố quan trọng để giúp các em phát triển năng lực bản thân lâu dài. Để duy trì đam mê, học sinh cần có sự động viên thường xuyên, sự hỗ trợ từ gia đình, thầy cô và các tổ chức xã hội.

Đầu tiên, việc duy trì đam mê đòi hỏi học sinh phải biết cách vượt qua thử thách và khó khăn. Đam mê không phải lúc nào cũng đi kèm với thành công ngay lập tức, mà đôi khi là những thất bại, sai lầm hay những thử thách mà học sinh phải đối mặt. Vì vậy, việc động viên học sinh khi gặp phải khó khăn là vô cùng quan trọng. Thầy cô và gia đình cần tạo ra một môi trường tích cực, khuyến khích học sinh nhìn nhận thất bại như một cơ hội học hỏi thay vì là một điều cản trở. Chẳng hạn, có học sinh đam mê đá bóng nhưng trong vai trò một tiền đạo, em đá nhiều trận mà không ghi bàn nên nghi ngờ năng lực của mình; chính lúc này, người lớn có am hiểu về bóng đá có thể động viên hoặc hỗ trợ để em vượt qua khó khăn, duy trì đam mê và tiếp tục nỗ lực. Ngoài ra, học sinh cũng cần học cách tự tạo động lực cho chính mình. Việc học hỏi và phát triển đam mê phải đến từ chính lòng yêu thích, sự quyết tâm của bản thân học sinh. Do đó, khuyến khích học sinh thiết lập mục tiêu cụ thể trong việc học tập và theo đuổi đam mê, cũng như khen thưởng những thành quả dù là nhỏ nhất, sẽ giúp các em duy trì được đam mê và động lực học tập.

To ra môi trưng h tr và khuyến khích s sáng to

Môi trường học tập cũng là yếu tố quan trọng giúp học sinh duy trì đam mê. Các trường học cần tạo ra một môi trường khuyến khích sự sáng tạo, khám phá và học hỏi. Chế độ học tập cần linh hoạt, không chỉ tập trung vào kiến thức lý thuyết mà còn tạo cơ hội cho học sinh thực hành, nghiên cứu và thể hiện khả năng của mình. Các trải nghiệm thực tế, hoạt động ngoại khóa, dự án nhóm, chương trình giao lưu sẽ giúp học sinh phát huy sáng tạo và duy trì đam mê lâu dài. Đương nhiên, trong những hoàn cảnh nhất định, người lớn cũng cần giúp học sinh xác định lại đam mê chứ không nhất thiết gò ép các em giữ đam mê cũ vốn có thể không còn phù hợp (điều kiện thực tế, môi trường, năng lực…). Đồng thời, cần gắn đam mê với ước mơ và sự cố gắng để cùng thúc đẩy sự phấn đấu liên tục của học sinh, từ đó không ngừng nâng cao năng lực bản thân.

Cuối cùng, sự gợi ý, định hướng và duy trì đam mê cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của gia đình hay nhà trường mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Để học sinh có thể phát triển năng lực bản thân và đạt được những thành tựu trong tương lai, cần phải tạo ra một môi trường học tập phong phú, khuyến khích sự sáng tạo, luôn đồng hành cùng các em trong suốt hành trình khám phá và phát triển đam mê. Khi học sinh được gợi ý, định hướng và duy trì đam mê đúng cách, các em sẽ có đủ động lực và niềm tin để phát triển năng lực bản thân, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội và đất nước.

Trúc Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)