Hội nhậpThế giới 24h

EU dự báo bất ngờ về kinh tế Nga hậu chiến sự Ukraina

Tạp Chí Giáo Dục

Nga dự kiến sẽ điều chỉnh để thích ứng với tình hình mới do các lệnh trừng phạt của phương Tây tạo ra. Trong khi đó, Liên minh Châu Âu hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khối 27 quốc gia trong bối cảnh chiến sự Nga – Ukraina và sự gián đoạn nguồn cung năng lượng.
Brussels dự báo kinh tế Nga ổn định trong triển vọng mới nhất công bố ngày 16.5.
EU dự báo kinh tế Nga ổn định
GDP thực tế của Nga dự kiến ​​giảm 10,4% trong năm nay sau khi ghi nhận mức tăng trưởng 4,7% năm 2021, theo triển vọng mới nhất do Ủy ban Châu Âu (EC), cơ quan điều hành của EU công bố. 
Thu nhập xuất khẩu của Nga dự kiến ​​tăng nhờ giá cao và nhu cầu hàng hóa mạnh mẽ. “Điều này sẽ cho phép chính phủ hỗ trợ đồng rúp, các nhóm dễ bị tổn thương và nền kinh tế, hạn chế giảm GDP thực tế xuống 10,4% vào năm 2022”  – báo cáo của EC nêu rõ.
Ủy ban Châu Âu dự đoán nền kinh tế Nga sẽ sớm ổn định trở lại năm 2023, khi nước này dự kiến điều chỉnh theo thực tế mới. Đồng thời, tăng trưởng GDP Nga được dự báo vẫn chưa tích cực trở lại, đạt mức 1,5%, do hoạt động công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đang triển khai sau khi các doanh nghiệp nước ngoài rời thị trường Nga sẽ chưa đủ hiệu quả. 
Thu nhập xuất khẩu của Nga dự kiến ​​tăng nhờ giá cao và nhu cầu hàng hóa mạnh mẽ.
Báo cáo dự báo lạm phát sẽ vượt quá 20% trong năm nay do tắc nghẽn nguồn cung và giá nhập khẩu tăng. Dự báo, năm 2023, lạm phát ở Nga sẽ giảm xuống 10% khi sức mua giảm và mô hình tiêu dùng thay đổi.
Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nga sẽ giảm 16,1% trong năm nay, với xuất khẩu năm 2023 dự kiến tăng nhẹ 3,9%. Nhập khẩu dự kiến giảm 25,8% vào năm 2022 và sẽ tăng 5,4% trong năm tới.
Đầu tư tư nhân dự kiến giảm hơn 20% vào năm 2022 do nhu cầu đầu tư mới rất thấp trong môi trường hiện tại khi các công ty nước ngoài rút khỏi thị trường Nga. 
Mức thâm hụt ngân sách nhỏ được dự báo là 0,5% GDP vào năm 2022 sẽ tăng lên 1,5% GDP vào năm 2023, do giá hàng hóa giảm và khả năng xuất khẩu hàng hóa hạn chế của Nga đã làm giảm nguồn thu.
Hạ dự báo tăng trưởng của khối
GDP của EU sẽ tăng 2,7% trong năm nay và 2,3% vào năm 2023, bộ phận điều hành của khối thông tin ngày 16.5 – một trong những dự báo kinh tế đầu tiên của khối kể từ khi Nga phát động chiến dịch ở Ukraina ngày 24.2. 
Triển vọng trước đó của Ủy ban Châu Âu dự kiến khối ​​tăng trưởng 4% trong năm nay và 2,8% vào năm 2023. Nền kinh tế EU tăng trưởng 5,4% vào năm ngoái sau một cuộc suy thoái sâu do đại dịch COVID-19 thúc đẩy. 
Chiến sự Nga – Ukraina đã đặt ra những thách thức mới khi EU phục hồi sau những tác động kinh tế của đại dịch, ủy ban cho biết. "Chiến sự đang khiến những trở ngại trước đó tới tăng trưởng thêm trầm trọng" – bản dự báo lưu ý. 
ABC News chỉ ra, hiện tại, năng lượng trở thành vấn đề then chốt với EU khi khối triển khai các biện pháp trừng phạt Nga đồng thời vẫn phải nỗ lực đảm bảo để không khiến các thành viên trong khối rơi vào suy thoái. Giá năng lượng tăng cao đang dẫn đến lạm phát kỷ lục, khiến mọi thứ từ thực phẩm đến phương tiện giao thông và nhà ở trở nên đắt đỏ hơn.
EU hạ dự báo tăng trưởng của khối do tác động của chiến sự Ukraina.
Nga là nhà cung cấp dầu, khí đốt và than đá hàng đầu của EU, chiếm khoảng 1/4 tổng năng lượng của khối. Nhập khẩu năng lượng của EU từ Nga vào năm ngoái đạt tổng trị giá 103 tỉ USD, tương đương 62% lượng mua hàng hóa Nga của khối.
Lệnh cấm của EU với than từ Nga sẽ bắt đầu vào tháng 8 và nỗ lực tự nguyện đang được tiến hành để giảm 2/3 nhu cầu đối với khí đốt Nga trong năm nay. Lệnh cấm vận dầu mỏ Nga đang được đề xuất nhưng gặp trở ngại từ một số thành viên không giáp biển phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Nga, trong đó có Hungary. 
Tất cả những yếu tố này khiến EU phải nỗ lực đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng thay thế trong những tháng tới, bao gồm cả từ các nước xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch như Mỹ và từ các nguồn tái tạo trong nước nhằm giúp EU đạt được các mục tiêu khí hậu lâu dài hơn.
Dự báo kinh tế mới nhất cũng vẽ ra một bức tranh lạm phát ảm đạm hơn do giá năng lượng tăng. Lạm phát toàn EU hiện được dự đoán là 6,8% trong năm nay và 3,2% vào năm 2023 – cao hơn nhiều so với các dự báo trước đó lần lượt là 3,9% và 1,9%.
Ủy viên Kinh tế Châu Âu Paolo Gentiloni cảnh báo: “Dự báo của chúng tôi có độ không chắc chắn và rủi ro rất cao. Các kịch bản khác có thể xảy ra, theo đó tăng trưởng có thể thấp hơn và lạm phát cao hơn mức chúng tôi dự đoán". 
Trong những tháng trước chiến sự Ukraina, cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới khiến lạm phát ở Châu Âu lên mức cao kỷ lục. Xu hướng này tăng nhanh trong cuộc xung đột, với lạm phát ở 19 quốc gia dùng đồng tiền chung euro chạm mức 7,5% trong tháng Tư.
Điều này tạo tiền đề cho khả năng Ngân hàng Trung ương Châu Âu chấm dứt nhiều năm chính sách tiền tệ nới lỏng trong những tháng tới – bao gồm cả lãi suất thấp kỷ lục – nhằm giúp thúc đẩy hoạt động kinh tế.
Ngày 16.5, ông Gentiloni sẽ không loại trừ khả năng EU rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ – sự kết hợp của nền kinh tế trì trệ và lạm phát tăng – dù rủi ro như vậy vẫn còn xa. 
PV (theo laodong)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)