Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Gã “từ mẫu” ở rẻo cao A Vao

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

20 năm lng thm đt du chân mình khp các bn làng ro cao A Vao (huyn Đakrông, Qung Tr), bác sĩ Trnh Đc Thin – Trưng trm y tế xã A Vao không ch viết nên câu chuyn v ngh “bt” bnh, đy lùi h tc đ chòi cho bà con Vân Kiu, Pa Cô mà còn cùng ngưi bn đi ca mình chung tay ni bưc cho hàng chc hc sinh nghèo đến trưng hc ch!

Ngoài công vic khám cha bnh, bác sĩ Thin còn chăm chút các loi thuc nam đ tăng ngun thuc điu tr cho bà con

“Cuc chiến” thay đi nếp nghĩ cho ngưi Vân Kiu, Pa Cô

Sáng sớm, khi sương mờ còn giăng khắp ngọn cây, bác sĩ Trịnh Đức Thiện đã khoác áo blouse để chuẩn bị hành trình đến với bản Palin – bản cách trung tâm y tế xã ngót 20 cây số. “20 năm nay rồi, tháng nào cũng có đôi ba lần vào Palin để khám chữa bệnh cho bà con. Ngày trước đi đường vất vả lắm, toàn trèo đèo, lội suối nên mỗi lần vào bản là xác định ở tới vài ba ngày mới về được. Nay đường nhựa thông vào tận trung tâm bản nên mình chỉ cần mất nửa tiếng đi xe máy là tới nơi”, ông Thiện vui vẻ nói.

Trong trí nhớ của ông, A Vao 20 năm trước hoang sơ, tách biệt, chỉ tiếng chim giẻ giun cô độc mỗi đêm cứ đều đặn vang lên nghe rờn rợn thử thách chàng trai trẻ lần đầu bám bản. Đó là thời điểm năm 1998, vừa tốt nghiệp Trung cấp Y tế Huế, chàng y sĩ trẻ Trịnh Đức Thiện khăn gói từ quê nhà thuộc xã Hồng Thủy (huyện A Lưới – Thừa Thiên – Huế) vào nhận công tác ở xã A Vao. Dù không xa lạ lắm với núi rừng nhưng khi vào tới địa phận xã A Vao mới biết là không có đường đi xe máy, đành cuốc bộ suốt chặng đường ngót 8km giữa gập ghềnh suối và cheo leo dốc đá. Trung tâm y tế xã ngày đó làm tạm bằng tranh, tre nứa. Công tác khám chữa bệnh cho đồng bào là một “cuộc chiến”, phải bắt đầu từ cách thay đổi nếp nghĩ. Những ngày đầu, ông phải đi từng ngõ, gõ từng nhà để tuyên truyền, vận động. Điểm đến đầu tiên là các già làng, trưởng bản uy tín. Nói một lần chưa được thì trở lại nhiều lần, mỗi lần là một câu chuyện thực tế về các ca bệnh để minh chứng. “Ở rẻo cao này bà con quen với ý nghĩ bệnh tật là do giàng bắt, ma bắt nên mọi việc đều nhờ vào thầy mo. Muốn bà con dùng tây y thì trước hết phải thuyết phục”, ông Thiện nói. Để được tin tưởng, ông nảy ra ý tưởng dựng một căn chòi trong khuôn viên trạm. Làm vậy cốt để đưa bà con về được trạm mà khám rồi chữa bệnh bằng những phương thuốc hiện đại, căn chòi là nơi để bà con ra cúng để yên tâm hơn về bệnh tật. Hành động đó nhiều người bảo ông “mê tín”, nhưng để đẩy lùi một hủ tục mê tín vốn đã tồn tại từ đời này sang đời khác thì phải bắt đầu bằng sự “mê tín” đó để minh chứng và thuyết phục bà con từ bỏ.

Bng tm lòng và nhit huyết, bác sĩ Thin đã vn đng đưc 100% bà con dân bn đến trm y tế khám bnh và sinh đ

Gắn bó với bản làng, ám ảnh lớn nhất với ông là hủ tục đẻ chòi. Gọi là chòi nhưng thực ra chỉ vài ba ngọn cây chụm lại, quây tấm bạt hoặc lá rừng. Trong cái chòi bé tí đó, người phụ nữ gồng mình vượt cạn giữa muôn vàn thiếu thốn và hiểm nguy. Ông phải mất đến hàng chục năm kiên trì vận động. “Ngày trước, ở vùng này phụ nữ đến kỳ sinh nở thì ra suối dựng chòi vì quan niệm sinh đẻ ở nhà sẽ mang đến sự xui rủi. Thiếu sự chăm sóc, vệ sinh không đảm bảo nên nhiều cái chết thương tâm bắt đầu từ đó. Có bà mẹ sinh con vừa được vài ngày thì ra tắm suối dẫn đến tử vong”, ông Thiện trầm ngâm.

A Vao có nhiều bản làng xa trung tâm xã đến 20 cây số đường rừng, ngày ấy, ông ngược xuôi khắp nơi để vận động bà con về trạm sinh nở. Ông và đồng nghiệp tận tình chăm sóc, hướng dẫn cách giữ vệ sinh, sức khỏe cho tới khi cả mẹ và con đều khỏe mạnh mới cho về, cốt để chứng minh cho bà con thấy mà thực hiện theo. “Mưa dầm thấm lâu”, đến nay 100% bà con đồng bào mỗi khi ốm đau, sinh nở đều đến trạm y tế xã. Với họ, ông như “bà đỡ” của bản làng, giữa đêm hay rạng sáng, hễ có ốm đau họ đều tìm đến.

Đui mm bnh – gieo mm ch

Nói về bác sĩ Thiện, bà con Vân Kiều, Pa Cô ở A Vao còn nhắc đến gia đình ông như một điểm tựa cho con em đồng bào nghèo. Ông Thiện kể, 20 năm sống cùng bà con, ông hiểu sự nghèo khó của họ và thương những đứa trẻ thiệt thòi. 5 năm trước, ông bàn với vợ cho các cháu học sinh THCS ở các bản xa về nhà mình ăn ở để có điều kiện đến trường. Gợi ý ấy nhanh chóng nhận được cái gật đầu ủng hộ. “Ngay trước mùa tựu trường năm đó, hai vợ chồng cùng nhau dọn dẹp đồ đạc, kê giường, bàn học để đón các con. Không gian sinh hoạt trong nhà bị bó hẹp hơn nhưng hai vợ chồng đều vui và luôn động viên nhau cố gắng. Hồi đó mình hay nhìn thấy các cháu đi học về không có áo ấm cứ co ro trong giá rét, có cháu bị cảm sốt nhưng vẫn đến trường. Mình nghĩ các cháu như con mình nên khi chồng gợi ý là mình gật đầu nhận các cháu về nhà luôn”, bà Hoàng Thị Thương – vợ bác sĩ Thiện bộc bạch.

Trước những mùa tựu trường, hai vợ chồng ông lại đèo nhau trên chiếc xe máy tìm ra huyện, xuôi về quê để xin áo quần cũ, sách cũ để mang về cho các con. “Thiếu cái gì thì mình vận động các mạnh thường quân để xin cái đó, cốt để cho các cháu ấm no”, bà Hoàng Thị Thương nói.

Với sự chân tình ấy, mỗi năm học mới căn nhà nhỏ của vợ chồng họ lại đón thêm nhiều thành viên mới. Trong nhà lúc nào cũng có trên dưới 20 học sinh ăn ở để theo học. Có phụ huynh đưa con đến xin ở lại theo học với lời khẳng định: “Bác Thiện không cho con mình ở thì mình cho nó nghỉ học luôn”! Thế là dù nhà chật đến mấy, vợ chồng ông Thiện cũng gật đầu, thu vén thêm một chỗ ở mới cho học trò. Có học trò tốt nghiệp THCS, lên lớp 10 nhưng vẫn nhất mực xin ở lại để theo học, mặc dù trường THPT cũng có nội trú.

Hôm tôi tìm về gia đình vợ chồng ông Thiện trước ngưỡng thềm xuân, hai anh em Hồ Thị Nhoan (HS lớp 6) và Hồ Văn Nhói (HS lớp 9) đến từ bản Palin đang háo hức chuẩn bị đồ đạc để bác sĩ Thiện đèo về nhà ăn Tết, Nhói chia sẻ: “Hai anh em con ở nhà o Thương, bác Thiện được 3 năm rồi. Cuối tuần hay lễ tết, bác Thiện đều đèo hai anh em con về thăm nhà. Ở đây vui lắm, còn được bác Thiện hướng dẫn học bài, làm bài tập nữa”.

5 năm qua bà Hoàng Th Thương đã cùng chng chăm sóc cho hàng chc đa tr ăn  trong nhà đ đến trưng

20 năm qua, nhiều người đến rồi rời đi, ông Thiện vẫn một lòng gắn bó với A Vao bằng cái tâm và trọng trách về niềm tin của bà con Vân Kiều, Pa Cô dành cho ông. Dù điều kiện còn nhiều khó khăn, ông vẫn không ngừng trau dồi thêm tay nghề bằng con đường học vấn và nghiên cứu, tốt nghiệp ĐH ngành y đa khoa – Trường ĐH Y dược Huế rồi hoàn thành chương trình thạc sĩ. Ba năm nay, ông liên tục có đề tài nghiên cứu khoa học về những cách làm mới thiết thực nhằm phục vụ công tác chữa bệnh ở vùng cao.

Xuân về bên dòng suối Ăm Păng chảy vắt qua các bản làng A Vao thật đẹp. Những nhánh lan rừng tỏa hương thơm ngát như đệm thêm nốt trầm cho tiếng suối chảy róc rách. Nhưng mùa xuân trong ngôi nhà cấp 4 của vợ chồng bác sĩ Thiện càng đẹp hơn – nơi ấy có những tiếng cười rộn ràng của con trẻ và sự sẻ chia đầy ấm cúng. Càng cảm phục hơn việc làm của người bác sĩ suốt 20 năm nay lặng thầm đuổi đi mầm bệnh, gieo lên mầm chữ giữa chốn thâm sơn cùng cốc.

Ký nhân vật của Phan Hàn Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)