Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Gần 18 tấn sữa YiLi đã nhập vào VN

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Singapore, Malaysia cấm nhập sữa Trung Quốc

Tối 19-9, tại một cửa hàng trên đường Đặng Văn Ngữ (P.1, Q.Tân Bình, TP.HCM), phóng viên Tuổi Trẻ đã mua được sản phẩm sữa YiLi (Y Lợi, sữa tươi tiệt trùng, hộp 1 lít) – loại sữa nằm trong danh mục phải thu hồi tại Trung Quốc. Sản phẩm ghi rõ nhà sản xuất là Công ty Inner Mongolia YiLi Industrial Group Co., Ltd, xuất xứ từ Trung Quốc, nhà nhập khẩu là Công ty TNHH Kim Ấn (đường Lê Văn Sỹ, P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM).

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

> Ra quân kiểm tra thị trường sữa: Tịch thu nhiều loại sữa không nhãn mác

Trước đó, nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ cũng phản ảnh đã mua và sử dụng sản phẩm này. YiLi là một trong ba tập đoàn sản xuất sữa lớn của Trung Quốc vừa bị phát hiện có chứa hàm lượng melamine vượt quá quy định trong sản phẩm.

Tìm tới nhà nhập khẩu là Công ty Kim Ấn, bà Phan Thị Túy Vân – giám đốc công ty – cho biết công ty của bà đã nhập gần 18 tấn sữa loại này qua Cục Hải quan TP.HCM (khu vực 1) vào tháng tám vừa qua. Toàn bộ hồ sơ giấy tờ nhập khẩu lô hàng hợp lệ, đã đưa ra thị trường giới thiệu, bán và đã xuất kho được khoảng 70 thùng, mỗi thùng 12 hộp 1 lít. Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Vân cho biết ông Nguyễn Hùng Long – phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – trả lời báo chí: “Trong số hơn 37 loại sữa ngoại nhập được cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm cũng chưa có sản phẩm nào chính thức được nhập khẩu từ Trung Quốc”. Tuy nhiên, Công ty Kim Ấn đã có giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế do phó cục trưởng Hoàng Thủy Tiên ký ngày 27-3-2008. Bên cạnh đó, ngày 5-9-2008, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cũng cấp giấy xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu.

Bà Vân cho biết ngày 19-9 đối tác phía Trung Quốc đã liên hệ với công ty để yêu cầu cung cấp mã sản phẩm giúp họ đối chiếu với cơ sở dữ liệu sản xuất. Tuy nhiên tới nay chưa trả lời lô hàng xuất sang VN cho Kim Ấn nhập có chất melamine hay không. Công ty sản xuất cũng đã chính thức yêu cầu Kim Ấn thu hồi toàn bộ sản phẩm thuộc lô hàng gồm 1.494 thùng sữa (loại 12 hộp 1 lít) và hơn 10 thùng hàng mẫu về lưu kho để chờ công ty đưa người sang giải quyết. Họ hứa sẽ bồi thường những thiệt hại vật chất do vụ việc này gây ra cho Kim Ấn.

Bên cạnh việc chờ đợi kết quả từ phía Trung Quốc, Công ty Kim Ấn đã đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm chất melamine, đầu tuần tới sẽ có kết quả chính thức. “Kim Ấn cũng đang cho nhân viên đi thu hồi sản phẩm về” – bà Vân nói.

* Sáng 20-9, Đội quản lý thị trường Q.Gò Vấp đã kiểm tra Công ty TNHH chế biến thực phẩm Khương Nguyễn (70/47/6A Huỳnh Văn Nghệ, Q.Gò Vấp), phát hiện tại công ty này đang chứa hơn 1 tấn sữa bột loại 25kg/bao, trên bao bì chỉ ghi xuất xứ Trung Quốc, Thái Lan, Đức… cùng hiện trường “sản xuất” sữa bột ngổn ngang với điều kiện vệ sinh vô cùng tệ hại.

Công ty không trình được bất kỳ giấy tờ chứng minh hoạt động cũng như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Ngoài máy trộn bột sữa, máy dập date lon, máy dập nắp lon, cơ quan chức năng ghi nhận lượng sữa bột một phần vẫn còn đang để trong bao, phần còn lại đã được công ty này đóng lon và vô bao hộp giấy có trọng lượng 400g, trên bao bì có thương hiệu “A Gold – bổ sung canxi dành cho người lớn tuổi” với đầy đủ thành phần các dưỡng chất như vitamin, DHA, chất béo, calorie với quảng cáo “nguyên liệu nhập khẩu từ New Zealand”.

Trên nhãn hàng hóa cũng ghi địa chỉ nhà máy sản xuất tại 211A Hoàng Văn Thụ (P.8, Q.Phú Nhuận) và kho hàng tại P.Hiệp Bình Chánh (Q.Thủ Đức). Kiểm tra tại địa chỉ nhà máy của công ty thì đây chỉ là một cửa hàng bán mỹ phẩm. Riêng tại kho ở Hiệp Bình Chánh, Đội quản lý thị trường Q.Thủ Đức cho biết đây là kho chứa hàng của khá nhiều doanh nghiệp khác nhau, gồm các loại hương liệu sữa và phô mai, trong đó cơ quan chức năng phát hiện có khoảng 2 tấn hương liệu sữa và phô mai không có hồ sơ chứng từ hợp lệ. Đặc biệt, tờ khai hải quan của lô hàng cho thấy hàng được nhập về từ tháng 7-2008 với số lượng 2,5 tấn nhưng vẫn chưa được thông quan do chủ hàng chưa hoàn tất thủ tục kiểm nghiệm sản phẩm. Vài trăm tấn phô mai và hương liệu sữa đã được tuồn bán ra bên ngoài dù chưa qua kiểm định chất lượng.

PHẠM MINH ĐỨC – TRẦN VŨ NGHI (Theo TTO)

Hà Nội: kiểm tra sản phẩm sữa

Ngày 20-9, ông Hàn Tự Do – phó chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội – cho biết sở vừa có ý kiến chỉ đạo yêu cầu tất cả quận huyện đều phải tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất sữa cũng như các sản phẩm sữa bày bán trên địa bàn, kịp thời phát hiện những sản phẩm không rõ nguồn gốc, ngăn chặn những loại sữa ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng có thể đang được lưu thông trên thị trường. Trên cơ sở kiểm tra của các quận huyện, sở sẽ tiếp tục tiến hành thanh tra, rà soát độc lập.

N.HÀ

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

TP.HCM lấy mẫu bột kem Trung Quốc kiểm nghiệm

Ngày 20-9, đoàn thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã đến Công ty cổ phần quốc tế thực phẩm Lựa Chọn Đỉnh (tại Củ Chi) tiến hành lấy mẫu bột kem nhập từ Trung Quốc. Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa – trưởng phòng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, đây là bột kem không sữa được công ty nhập về với số lượng lớn (110 tấn) để sản xuất cà phê 3 trong 1. Trong bột kem có thành phần protein, nên đoàn đã lấy mẫu gửi Trung tâm Dịch vụ phân tích để kiểm nghiệm xem có melamine hay không.

K.S

 

Bình luận (0)