Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Gần 20 năm giới thiệu lịch sử cho du khách

Tạp Chí Giáo Dục

Vi lòng biết ơn nhng đc công đã ngã xung ti Rng Sác Cn Gi và mong mun truyn ti nhng câu chuyn lch s đến vi mi ngưi, gn 20 năm qua, anh Đng Văn Hip (thuyết minh viên Di tích lch s chiến khu Rng Sác Cn Gi) rt tn ty vi công vic. Anh là cu ni đưa du khách tr v quá kh đ chng kiến mt thi oanh lit ca cha ông và truyn đt nhng bài hc vô giá v lch s dân tc.


Anh Hi
p đang thuyết minh ti Di tích lch s chiến khu Rng Sác Cn Gi

Đưa du khách tr v quá kh

Những ngày tháng 7, Rừng Sác Cần Giờ rất đông vui bởi nhiều đoàn du khách đến tham quan, tưởng nhớ các chiến sĩ đặc công năm xưa đã chiến đấu quên mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Chính vì vậy, anh Hiệp rất tất bật vì phải phục vụ hết đoàn khách này đến đoàn khách khác.

Mỗi đoàn khách đến, anh Hiệp đều hướng dẫn mọi người thắp hương trước Tượng đài chiến sĩ đặc công Rừng Sác rồi mới bắt đầu thuyết minh.

Bằng chất giọng dứt khoát, đầy nội lực, anh Hiệp đưa từng đoàn khách trở về quá khứ để tìm hiểu về lịch sử. Biệt khu Rừng Sác là một căn cứ cách mạng quan trọng của quân ta. Thời chống Pháp, Rừng Sác là một căn cứ nổi tiếng, nơi giao liên và tiếp nhận binh vận và vũ khí. Thời chiến tranh chống Mỹ, một tổ chức quân sự của ta được thành lập gọi là đặc khu Rừng Sác với mật danh T10, sau đổi thành Đoàn 10. Nhiệm vụ của lực lượng đặc khu Rừng Sác tập trung kiểm soát sông Lòng Tàu. Đây là tuyến đường chiến lược để các tàu của địch từ biển Đông vận chuyển hàng hóa, vũ khí đạn dược về nội thành và là vành đai bảo vệ cửa ngõ Đông Nam Sài Gòn.


Anh Hi
p và đng nghip

Trong gần 10 năm chiến đấu, 915/1.000 chiến sĩ đặc công Rừng Sác đã hy sinh. Trong đó có 542 chiến sĩ mất xác do bom đạn và bị cá sấu ăn thịt. Đó chính là lý do Tượng đài đặc công Rừng Sác có biểu tượng đầu mũi chiếc tàu và mỏ neo. Một bên là biểu tượng đầu con cá sấu cùng hai chiến sĩ ngẩng cao đầu hướng về phía trước để tiêu diệt kẻ thù.

Chiến đấu ác liệt nhưng đời sống sinh hoạt của người chiến sĩ đặc công Rừng Sác khó khăn gấp bội. Họ phải sống trong cảnh “rừng thiêng nước độc”, ăn rau rừng sống qua ngày, không được gặp người thân, đồng đội. Dù khó khăn, gian khổ nhưng đội đặc công Rừng Sác đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, trong đó hai trận đánh nổi tiếng là nổ kho bom Tuy Hạ – Đồng Nai năm 1972 và trận đánh đốt cháy kho xăng dầu Nhà Bè năm 1973. Từ đó tạo tiền đề cho các trận đánh vào Dinh Độc Lập làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, góp phần cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Những liệt sĩ hy sinh ở đây đều được Nhà nước phong anh hùng…

Sau phần thuyết minh, du khách được tham quan tự do. Anh Hiệp cũng tranh thủ uống ngụm nước thấm giọng trong thời gian chờ đoàn khách khác. Dù mệt nhưng anh luôn nở nụ cười và sẵn sàng thuyết minh lại những chỗ khách chưa kịp hiểu.

Ở đây, thuyết minh viên chủ yếu là nam, không có nữ. Trang phục của anh Hiệp cũng như đồng nghiệp lúc nào cũng đồ lính, nón tai bèo. Anh Hiệp nói: “Đây là trang phục được quy định nhưng anh rất thích. Mỗi ngày đi làm, khoác lên người bộ đồ lính giúp tôi có cảm giác mình là những đặc công Rừng Sác. Nhờ đó luôn nhắc nhở tôi về công ơn của các anh”.

Không ăn Tết quá 3 ngày

Anh Hiệp đến với nghề thuyết minh từ những ngày đầu xuất ngũ. Thời kháng chiến, cậu ruột của anh là một bộ đội đặc công Rừng Sác. Qua lời kể của ông bà, cha mẹ, anh càng khâm phục cậu cũng như những đặc công thời ấy. Lớn lên, anh tình nguyện viết đơn đi bộ đội. Trong những ngày tháng nhập ngũ, anh không chỉ siêng năng tập luyện mà còn bộc lộ năng khiếu của một thuyết minh viên. Thấy vậy, đơn vị đã phân công anh công tác tại Di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác Cần Giờ.

Công việc của anh Hiệp bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Những ngày lễ, Tết anh và đồng nghiệp phải túc trực ở di tích để phục vụ du khách. “Ngày nghỉ, khách đến đông hơn ngày thường nên mình phải làm việc. Tết chỉ nghỉ được ngày mùng 1, còn lại phải làm xuyên suốt. Gần 20 năm làm nghề, tôi chưa có quá 3 ngày ăn Tết cùng gia đình”, anh Hiệp cho biết.


Khách đ
ến tham quan Di tích lch s chiến khu Rng Sác Cn Gi

Gn 20 năm làm thuyết minh viên ti Rng Sác Cn Gi, anh Hip đã phc v cho rt nhiu du khách. Có nhng đoàn khách đc bit là lãnh đo cp Trung ương như: nguyên Ch tch nưc Trương Tn Sang; nguyên Tng Bí thư Nông Đc Mnh…

Dù vậy nhưng anh Hiệp chưa bao giờ nề hà về công việc. Anh nghĩ những đóng góp của mình có đáng gì so với những chiến sĩ đặc công ngày xưa. Họ phải sống trong rừng, đối mặt với sự sống và cái chết trong gang tấc để bảo vệ độc lập. Đó là động lực giúp anh vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bám trụ với nghề.

Theo anh Hiệp, thuyết minh là một nghề đặc thù nên ngoài kiến thức thuyết minh viên phải trách nhiệm và tinh thần để quảng bá, lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử. Bên cạnh đó, người thuyết minh phải có kỹ năng giao tiếp trước đám đông, nắm bắt được tâm lý người nghe, khả năng giải quyết tình huống linh hoạt, khéo léo. “Người thuyết minh phải hiểu về lịch sử. Khi hiểu, bản thân mới truyền lại cho người nghe cảm thấy hấp dẫn, tự hào về những chiến công mà ông cha ta đã lập nên”, anh Hiệp bày tỏ.

“Các anh chiến sĩ đặc công Rừng Sác hy sinh ở tuổi 18, 19, 20. Công ơn của các anh vô cùng lớn lao. Nhờ các anh mới có hòa bình, cha mẹ mới sinh ta ra sống trong độc lập, tự do như ngày hôm nay. Do đó chúng ta phải biết ơn họ và đóng góp sức mình để bảo vệ đất nước”, anh Hiệp gửi đến những bạn trẻ.

Khánh Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)