Hội nhậpThế giới 24h

Gần 400 nhân viên BBC sắp bị sa thải

Tạp Chí Giáo Dục

Gần 400 nhân viên làm việc cho BBC Thế giới vụ (BBC World Service) sẽ mất việc làm sau khi đài này triển khai kế hoạch cắt giảm chi phí và chuyển sang ưu tiên nền tảng kỹ thuật số, theo thông báo được đài đưa ra ngày 29/9.

Đài Anh có tuổi đời 1 thế kỷ cho biết các dịch vụ quốc tế của họ cần phải giảm 28,5 triệu bảng (31 triệu USD), theo kế hoạch giảm chi 500 triệu bảng.

Tháng 7 vừa qua, BBC công bố kế hoạch cụ thể về việc sáp nhập truyền hình BBC Tin thế giới với đài trong nước để trở thành một kênh từ tháng 4 năm sau.

BBC Thế giới vụ hiện hoạt động bằng 41 ngôn ngữ trên khắp thế giới, với số lượng khán thính giả đạt 364 triệu mỗi tuần. Tuy nhiên, tập đoàn cho rằng thói quen của khán thính giả đang thay đổi và nhiều người thích tiếp cận tin tức trên mạng Internet, trong khi đó nguồn tiền dành cho BBC bị đóng băng và chi phí hoạt động gia tăng, khiến việc chuyển sang ưu tiên nền tảng trực tuyến là lựa chọn hợp lý về tài chính.

“Đề xuất hôm nay đòi hỏi phải cắt giảm 382 vị trí”, BBC cho biết trong thông báo đăng trên mạng.

Gần 400 nhân viên BBC sắp bị sa thải ảnh 1

Trụ sở đài BBC ở London Ảnh: Getty Images

Bảy dịch vụ ngôn ngữ, gồm tiếng Azerbaijan, Brasil, Marathi, Mundo, Punjabi, Nga, Serbia, Sinhala, Thái, Thổ Nhĩ Kỳ, và tiếng Việt hiện chỉ còn phiên bản số. Theo kế hoạch tái cấu trúc, sẽ có thêm 7 ngôn ngữ nữa chỉ còn dịch vụ số, gồm tiếng Trung Quốc, Gujarati, Igbo, Indonesia, Pidgin, Urdu và Yoruba. Dịch vụ phát thanh bằng tiếng Ả-rập, Ba Tư, Kyrgyz, Hindi, Bengal, Trung Quốc, Indonesia, Tamil và Urdu sẽ dừng hoạt động, nếu kế hoạch được các nhân viên và công đoàn chấp thuận.

BBC khẳng địch không đóng cửa dịch vụ ngôn ngữ nào, dù một số hoạt động sản xuất sẽ được chuyển ra khỏi London và lịch phát sẽ thay đổi. Dịch vụ tiếng Thái sẽ chuyển đến Bangkok, tiếng Hàn chuyển đến Seoul, tiếng Bangla chuyển đến Dhaka. Bản tin truyền hình “Tâm điểm châu Phi” sẽ được phát sóng từ Nairobi.

Giám đốc BBC Thế giới vụ Liliane Landor nói rằng có một lý do thuyết phục để mở rộng các dịch vụ kỹ thuật số, vì số lượng độc giả, khán giả đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2018.

Philippa Childs, chủ tịch công đoàn Bectu, bày tỏ thất vọng với đề xuất. “Dù chúng tôi hiểu BBC phải thích nghi để đáp ứng với bối cảnh báo chí đang thay đổi, nhưng một lần nữa lại là người lao động phải hứng chịu những quyết định tồi của chính phủ”, bà nói.

Bà cho biết việc chính phủ Anh đóng băng khoản tiền bản quyền trả cho BBC Thế giới vụ dẫn đến tình trạng đóng băng nguồn thu của đài. BBC Thế giới vụ nhận được tiền từ khoản phí bản quyền ở Anh, hiện ở mức 159 bảng cho TV màu và được các hộ gia đình sử dụng TV ở Anh đóng góp.

Từ cuộc trưng cầu ý dân về Brexit năm 2016, BBC nhiều lần bị phe cánh hữu chỉ trích là thiên vị chính trị, thúc đẩy chương trình tự do “thức tỉnh”, lấy London làm trung tâm. Không chỉ thế, đài này cũng bị phe cánh hữu chỉ trích.

Chính phủ Anh thông báo đóng băng phí bản quyền của BBC từ tháng 1 năm nay. Những người chỉ trích coi đây là cách để cứu vãn nhiệm kỳ của Thủ tướng Boris Johnson khi đó, nhưng cuối cùng ông vẫn phải từ chức.

Bình Giang/TPO (theo Guardian)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)