Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Gặp lại nữ y sĩ “từ mẫu” bên đỉnh Ngọc Linh

Tạp Chí Giáo Dục

Tròn 12 mùa xuân, k t ngày quyết đnh vưt qua h tc, giành ly đa tr xa l t tay t thn và yêu thương, chăm sóc bng tình yêu ca mt ngưi m, căn nhà ca n y sĩ H Th Hiếu xã Trà Cang (huyn Nam Trà My, tnh Qung Nam) luôn rn rã tiếng cưi vui. Tm lòng t mu ca ch Hiếu khiến nhiu ngưi cm đng và khâm phc…


Nhiu năm qua, ch H Th Hiếu – Trm trưng Trm y tế Trà Cang đã chung tay đy lùi h t các bn làng vùng cao

C tích gia đi thưng

“Chào mẹ, con đi đá bóng cùng các bạn nhé”, Quốc Khánh cất vội cặp sách vào nhà rồi cùng em trai ôm trái bóng chạy ùa ra bãi cỏ đầu thôn vui đùa cùng bạn. Chị Hiếu nhìn theo hai con, nở nụ cười thật tươi. “Chỉ cần thấy các con khỏe mạnh, yêu thương nhau là mọi mệt nhọc của mình tan biến, dù hôm nay có phải cuốc bộ hàng chục cây số đến các bản làng thăm, khám bệnh cho bà con”, chị Hiếu bộc bạch.

Chị Hiếu lật trang ký ức ngược về 12 năm trước. Lúc ấy chị mới 25 tuổi, chưa lập gia đình, chưa một lần làm mẹ. Trong khi đang khám bệnh cho bà con tại Trạm y tế xã Trà Cang thì nhận được điện thoại của người quen, báo ở làng Tắc Giang (cùng xã) có sản phụ sinh con nhưng không may tử vong. Làng đang làm thủ tục chôn sống cháu bé cùng mẹ theo hủ tục người Xê Đăng. Không chần chừ, chị Hiếu quyết định tìm cách cứu cháu bé. “Lúc đó tôi không nghĩ nhiều, chỉ nghĩ cháu cũng là một sinh mạng, cần tìm cách cứu cháu. Trạm xá xa nơi diễn ra hủ tục, tôi gọi cho em gái chạy đến trước để can ngăn. Tôi cũng tức tốc đến để thuyết phục bà con. Sau 2 tiếng đồng hồ trao đổi, bà con đồng ý với điều kiện phải đưa cháu đi khỏi làng và tự chịu trách nhiệm với cháu”, chị Hiếu kể lại.


Ch Hiếu và cháu Quc Khánh

Ôm đứa bé đỏ hỏn trong tay, bản năng làm mẹ trong chị được đánh thức. Chị Hiếu vội vàng đưa con đến Trung tâm Y tế huyện để thăm khám sức khỏe rồi đưa con về nhà bắt đầu hành trình làm mẹ. Chị Hiếu bảo: “Thời điểm ấy mình chưa hề làm mẹ nên mọi việc đều rất khó khăn. Tình yêu thương đã giúp mình vượt qua tất cả. Có lúc áp lực lắm nhưng nhìn nụ cười của con là mệt mỏi tan biến”.

Chị đặt tên cho con là Quốc Khánh để ghi dấu kỷ niệm ngày 2-9 khi chị đón con về với mình. Sau này, lập gia đình chị chỉ sinh thêm một bé nữa. Chị nói, nhà có hai anh em như thế để các con vui chơi cùng nhau, vừa có điều kiện chăm sóc các con tốt nhất có thể. Lên lớp 8, Quốc Khánh chăm học, đã có thể phụ mẹ trông em, chia sẻ việc nhà. Đôi lúc, chị Hiếu còn thương Quốc Khánh hơn em nhỏ. Chị nói, để bù đắp chút thiệt thòi mà con đã nhận lúc chào đời. Nhìn sâu vào mắt chị, mới hiểu, tình thương yêu ấy không gợn lằn ranh nào.

Chung tay xóa dn h tc

S đi thay  Trà Cang hôm nay ghi du mt phn bưc chân ca n y sĩ H Th Hiếu. “Tôi yêu bn làng quê mình, yêu tng gc cây, ngn c nơi tôi ln lên này. Tôi vui khi thy bn làng đi thay, bà con tiếp cn đi sng văn minh, nht là trong lĩnh vc y tế. Vì vy, du phía trưc vn còn khó khăn, tôi vn s tiếp tc đ hưng đến s đi thay tt đ nơi này”.

Ngày trước, đồng bào Xê Đăng bên đỉnh Ngọc Linh thường có hủ tục nếu người mẹ sinh con không may mất đi thì đứa trẻ sẽ phải cùng chung số phận. Không chỉ giành Quốc Khánh từ tay tử thần trở về, nữ y sĩ Hồ Thị Hiếu còn bền bỉ với công cuộc vận động bà con từ bỏ hủ tục lạc hậu, chị lấy minh chứng từ chính câu chuyện của mình.

Không chỉ vậy, các hủ tục khác như ốm đau thay vì đến trạm y tế, bà con tổ chức lễ cúng Giàng để cầu thần linh cho người ốm khỏi bệnh. Trong vai trò là Trạm trưởng Trạm y tế Trà Cang, chị Hiếu cùng đồng nghiệp thường xuyên đến các thôn bản để tuyên truyền, giải thích cho bà con hiểu. Vận động bà con thay đổi nếp nghĩ để tiến tới đời sống văn minh. Chị tận tình đến những bản làng xa nhất, vận động một lần bà con chưa nghe, chị quay lại nhiều lần, tặng bà con thuốc men, thăm khám và chỉ dẫn.

Dần dần bà con tin, ốm đau đã biết tìm đến Trạm y tế thăm khám, chữa trị. Các hủ tục lạc hậu được loại bỏ. So với chục năm trước, người dân Xê Đăng ở Trà Cang bây giờ đã ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh môi trường. Bà con cũng chủ động đến trạm y tế thăm khám bệnh thay vì phải đến từng nhà tuyên truyền như trước. Nhờ đó, nhiều dịch bệnh theo mùa được hạn chế.


Ch Hiếu trong mt ln khám bnh cho ngưi dân Trà Cang

Dù đã có sự đổi thay đáng kể nhưng trong lịch làm việc hàng tuần, chị Hiếu vẫn dành thời gian đến các thôn bản. Chị Hiếu bảo, hành trình vận động bà con thay đổi nếp nghĩ là một hành trình rất dài và khó. Nhưng chị vẫn quyết tâm góp phần thay đổi cuộc sống của bản làng nên khó mấy cũng không có ý nghĩ bỏ cuộc.

Bóng núi ngả dài phía đằng Đông, những làn sương chập chờn giăng qua mái nhà. Quốc Khánh cùng em trai tan buổi đá bóng, trở về. Nghe tiếng hai con rộn ràng đầu ngõ, chị Hiếu vội gác câu chuyện cùng chúng tôi, giục hai con tắm rửa rồi nhóm bếp thổi cơm tối. Ánh lửa bập bùng và câu chuyện vui về đổi thay ở Trà Cang tiếp tục được chị kể bằng chất giọng trầm, ấm. Mỗi câu chuyện của chị đều chất chứa những trăn trở làm sao cho đời sống người dân đổi thay, có thêm điều kiện y tế để người dân bớt vất vả trên hành trình khám chữa bệnh. Tôi chợt nhận ra, Trà Cang đổi thay, một phần nhờ những tấm lòng như chị – một “từ mẫu” giữa đời thường.

Vĩnh Yên

Bình luận (0)