Cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký là cả một thiên tiểu thuyết dài về nghị lực chiến thắng số phận, những thăng trầm trong cuộc đời tài hoa, quan điểm sống tinh tế, cho đến hai cuộc hôn nhân với hai chị em ruột, lâm ly không kém gì chàng Kim Trọng với chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.
Sau 35 năm làm giáo viên, tác giả Tôi đi học đã về hưu, hiện đang sinh sống tại TPHCM, ông là nhà tư vấn tâm lý qua điện thoại của tổng đài 1080. Ngoài thời gian tiếp chuyện tư vấn khách hàng, Nguyễn Ngọc Ký viết sách.
Tại Đại hội Hội Nhà văn, sự kiện được gọi là hội tụ của anh tài trong làng văn chương, những gương mặt quen có lạ có, ồn ào náo nhiệt. Một người đàn ông tóc muối tiêu, luôn được một người phụ nữ nhỏ nhắn tháp tùng, đi lại len lỏi giữa các nhà văn – thơ, cười nói vui vẻ. Nhưng có vẻ kỳ lạ, ông không bắt tay bạn văn như những người khác, mà chỉ cười hoặc khẽ … nghiêng đầu chạm vào họ mỗi khi có người hồ hởi đến bên ông chào hỏi.
Nếu ở Bắc có “nhà văn đứng viết” Trần Văn Thước và “nhà thơ nằm viết” Đỗ Trọng Khơi vì liệt cả người, thì trong Nam có thể gọi Nguyễn Ngọc Ký là “nhà văn đạp chân” vì tất cả mọi hoạt động của ông đều dùng chân, trong đó có việc sáng tác viết lách, với những ngón chân nhảy múa trên bàn phím.
Cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký là cả một thiên tiểu thuyết dài về nghị lực chiến thắng số phận, những thăng trầm trong cuộc đời tài hoa, quan điểm sống tinh tế, cho đến hai cuộc hôn nhân với hai chị em ruột, lâm ly không kém gì chàng Kim Trọng với chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.
Cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký là cả một thiên tiểu thuyết dài về nghị lực chiến thắng số phận, những thăng trầm trong cuộc đời tài hoa, quan điểm sống tinh tế, cho đến hai cuộc hôn nhân với hai chị em ruột, lâm ly không kém gì chàng Kim Trọng với chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.
Nguyễn Ngọc Ký và người vợ hiện tại.
“Chị gái tôi say mê anh ấy từ lần gặp đầu tiên”
Người phụ nữ nhỏ nhắn luôn đi bên cạnh ông, vừa nhẹ nhàng cài lại cho nhà văn chiếc cúc áo tuột, vừa nhỏ nhẹ chia sẻ. Bà là Vũ Thị Đậu, người vợ hiện tại của ông. Ông Ký quay sang nhìn vợ với ánh mắt vừa trìu mến, vừa có phần cảm kích, rồi từ từ cả hai ông bà – người này tiếp lời người kia – say sưa hồi tưởng lại những kỷ niệm về… một người phụ nữ khác, chị gái bà Vũ Thị Đậu, cô giáo Vũ Thị Nhiễu, người vợ đầu của ông Ký.
“Nhà tôi có ba chị em gái, chị Nhiễu là cả, thuộc diện xinh đẹp trong vùng (Hải Hậu, Nam Định). Lúc đó, năm 1971, chị tôi đã tốt nghiệp đại học, là giáo viên, chị đang yêu và chờ xây dựng gia đình với một anh du học sinh đang học ở nước ngoài. Chỉ gặp anh Ký một lần duy nhất, thế mà chị ấy bỏ luôn người yêu để đến với anh ấy”, bà Đậu kể.
Hỏi ông Ký có bí quyết nào mà mạnh mẽ thế, ông chỉ cười: “có lẽ do duyên phận”, và duyên phận ấy được hiện thực hóa đầy lãng mạn bằng… thơ: “Tối nay hai đứa bên thềm. Trời không trăng, đất dịu hiền lặng im. Khuya về thăm thẳm màn đêm. Vẫn đôi mắt ấy ánh lên sắc hồng. Đây của em cả tấm lòng. Muốn dâng anh trọn giữa vòng yêu thương. Đây của anh cả quê hương. Muốn dâng em hết bốn phương đất trời”. Thơ của thầy giáo trẻ Nguyễn Ngọc Ký gửi cô giáo Nhiễu, và được cô đáp lại đầy tha thiết: “Dù cho sóng gió phũ phàng. Lòng em vẫn đứng vững vàng bên anh”.
“Bố tôi biết chuyện. Ông giận dữ ghê gớm, đánh chị tôi lên bờ xuống ruộng. Tôi thương quá phải nhào vào đỡ đòn cho chị. Mãi sau này, chứng kiến anh chị yêu nhau tha thiết, quyết tâm đến với nhau, và được bạn bè người quen đứng ra giới thiệu, “bảo lãnh” về anh Ký, cụ mới nguôi ngoai phần nào rồi “duyệt” anh Ký làm con rể”. Bà Đậu kể tiếp.
Lý do ông cụ chấp nhận ông Ký – theo bà Đậu kể – rất thú vị: “Vì nghe giọng nói thằng này (ông Ký) cũng sang, và cái tên của nó Ngọc Ký, chữ ký trên ngọc, hay và có vẻ tin tưởng được” nên cụ quyết định gả con gái cả cho ông.
“Chúng tôi chung sống với nhau 30 năm, rất hạnh phúc, đến một ngày bà ấy bị tai biến nằm liệt giường bảy năm thì mất. Khi đó chúng tôi đã chuyển vào TPHCM. Những ngày trên giường bệnh, Đậu từ Thái Bình vào chăm sóc chị, Nhiễu cứ nắm tay năn nỉ Đậu: sau khi chị mất đi, hãy đến với anh ấy (ông Ký), thay chị chăm sóc anh (khi đó chồng bà Đậu đã mất gần 10 năm, có hai con riêng). Bà ấy không yên tâm nhắm mắt khi để tôi lại một mình với đôi tay liệt thế này”, ông Ký nói.
Bà Đậu tiếp lời: “Lúc nghe chị nói thế, tôi giãy nảy lên phản ứng: em không làm được, ai đi lấy anh rể. Các con của cả hai chúng tôi đều phản đối. Nhưng mãi sau này, anh ấy cũng thể hiện tình cảm chân thành, các anh chị em anh ấy cũng tỏ ý ủng hộ vun vén, mãi rồi tôi cũng đồng ý. Các con cũng tôn trọng quyết định của mẹ”.
Kể từ đó ông bà đến với nhau đã được 9 năm, sau một đám cưới nhỏ giản dị với sự tham gia của hai bên bạn bè, gia đình. Bà Đậu hết lòng chăm sóc ông như xưa kia chị gái bà đã làm. Con cái hai người thống nhất vẫn giữ nguyên cách xưng hô. Con ông Ký gọi bà Đậu là “dì”, con bà gọi ông là “bác”.
Hàng ngày, bà đảm nhiệm nhiều vai trò bên cạnh ông: từ chăm sóc ăn uống sinh hoạt, đến trợ giúp ông trong công việc viết lách, tháp tùng ông đi mọi hoạt động bên ngoài, là đôi tay của ông nâng đỡ cả thể chất và tinh thần.
“Tôi luôn muốn nhìn cuộc sống qua lăng kính trẻ thơ”
Ông Ký nói, có lẽ ảnh hưởng từ số phận và hai cuộc hôn nhân đặc biệt khiến ông luôn muốn và cố gắng nhìn cuộc sống qua những góc trong trẻo, đẹp đẽ nhất, dù cuộc đời đã trải qua quá nhiều thăng trầm. Chính vì thế, ông chọn đối tượng sáng tác chính là trẻ em.
“Cuộc sống người lớn giờ quá nhiều mỏi mệt và toan tính, khóc toan tính, cười toan tính. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã nói “Cho tôi một vé đi tuổi thơ”, tôi cũng muốn mua chiếc vé đó. Thế giới trẻ thơ là thế giới màu nhiệm nhất, lung linh nhất và đẹp đẽ nhất. Tất cả những gì trong thế giới đó đều đáng trân trọng, giữ gìn, và tôi đã mang chúng ép vào những trang sách. Tôi luôn muốn nhìn cuộc đời qua những đôi mắt trẻ thơ ấy:
Người phụ nữ nhỏ nhắn luôn đi bên cạnh ông, vừa nhẹ nhàng cài lại cho nhà văn chiếc cúc áo tuột, vừa nhỏ nhẹ chia sẻ. Bà là Vũ Thị Đậu, người vợ hiện tại của ông. Ông Ký quay sang nhìn vợ với ánh mắt vừa trìu mến, vừa có phần cảm kích, rồi từ từ cả hai ông bà – người này tiếp lời người kia – say sưa hồi tưởng lại những kỷ niệm về… một người phụ nữ khác, chị gái bà Vũ Thị Đậu, cô giáo Vũ Thị Nhiễu, người vợ đầu của ông Ký.
“Nhà tôi có ba chị em gái, chị Nhiễu là cả, thuộc diện xinh đẹp trong vùng (Hải Hậu, Nam Định). Lúc đó, năm 1971, chị tôi đã tốt nghiệp đại học, là giáo viên, chị đang yêu và chờ xây dựng gia đình với một anh du học sinh đang học ở nước ngoài. Chỉ gặp anh Ký một lần duy nhất, thế mà chị ấy bỏ luôn người yêu để đến với anh ấy”, bà Đậu kể.
Hỏi ông Ký có bí quyết nào mà mạnh mẽ thế, ông chỉ cười: “có lẽ do duyên phận”, và duyên phận ấy được hiện thực hóa đầy lãng mạn bằng… thơ: “Tối nay hai đứa bên thềm. Trời không trăng, đất dịu hiền lặng im. Khuya về thăm thẳm màn đêm. Vẫn đôi mắt ấy ánh lên sắc hồng. Đây của em cả tấm lòng. Muốn dâng anh trọn giữa vòng yêu thương. Đây của anh cả quê hương. Muốn dâng em hết bốn phương đất trời”. Thơ của thầy giáo trẻ Nguyễn Ngọc Ký gửi cô giáo Nhiễu, và được cô đáp lại đầy tha thiết: “Dù cho sóng gió phũ phàng. Lòng em vẫn đứng vững vàng bên anh”.
“Bố tôi biết chuyện. Ông giận dữ ghê gớm, đánh chị tôi lên bờ xuống ruộng. Tôi thương quá phải nhào vào đỡ đòn cho chị. Mãi sau này, chứng kiến anh chị yêu nhau tha thiết, quyết tâm đến với nhau, và được bạn bè người quen đứng ra giới thiệu, “bảo lãnh” về anh Ký, cụ mới nguôi ngoai phần nào rồi “duyệt” anh Ký làm con rể”. Bà Đậu kể tiếp.
Lý do ông cụ chấp nhận ông Ký – theo bà Đậu kể – rất thú vị: “Vì nghe giọng nói thằng này (ông Ký) cũng sang, và cái tên của nó Ngọc Ký, chữ ký trên ngọc, hay và có vẻ tin tưởng được” nên cụ quyết định gả con gái cả cho ông.
“Chúng tôi chung sống với nhau 30 năm, rất hạnh phúc, đến một ngày bà ấy bị tai biến nằm liệt giường bảy năm thì mất. Khi đó chúng tôi đã chuyển vào TPHCM. Những ngày trên giường bệnh, Đậu từ Thái Bình vào chăm sóc chị, Nhiễu cứ nắm tay năn nỉ Đậu: sau khi chị mất đi, hãy đến với anh ấy (ông Ký), thay chị chăm sóc anh (khi đó chồng bà Đậu đã mất gần 10 năm, có hai con riêng). Bà ấy không yên tâm nhắm mắt khi để tôi lại một mình với đôi tay liệt thế này”, ông Ký nói.
Bà Đậu tiếp lời: “Lúc nghe chị nói thế, tôi giãy nảy lên phản ứng: em không làm được, ai đi lấy anh rể. Các con của cả hai chúng tôi đều phản đối. Nhưng mãi sau này, anh ấy cũng thể hiện tình cảm chân thành, các anh chị em anh ấy cũng tỏ ý ủng hộ vun vén, mãi rồi tôi cũng đồng ý. Các con cũng tôn trọng quyết định của mẹ”.
Kể từ đó ông bà đến với nhau đã được 9 năm, sau một đám cưới nhỏ giản dị với sự tham gia của hai bên bạn bè, gia đình. Bà Đậu hết lòng chăm sóc ông như xưa kia chị gái bà đã làm. Con cái hai người thống nhất vẫn giữ nguyên cách xưng hô. Con ông Ký gọi bà Đậu là “dì”, con bà gọi ông là “bác”.
Hàng ngày, bà đảm nhiệm nhiều vai trò bên cạnh ông: từ chăm sóc ăn uống sinh hoạt, đến trợ giúp ông trong công việc viết lách, tháp tùng ông đi mọi hoạt động bên ngoài, là đôi tay của ông nâng đỡ cả thể chất và tinh thần.
“Tôi luôn muốn nhìn cuộc sống qua lăng kính trẻ thơ”
Ông Ký nói, có lẽ ảnh hưởng từ số phận và hai cuộc hôn nhân đặc biệt khiến ông luôn muốn và cố gắng nhìn cuộc sống qua những góc trong trẻo, đẹp đẽ nhất, dù cuộc đời đã trải qua quá nhiều thăng trầm. Chính vì thế, ông chọn đối tượng sáng tác chính là trẻ em.
“Cuộc sống người lớn giờ quá nhiều mỏi mệt và toan tính, khóc toan tính, cười toan tính. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã nói “Cho tôi một vé đi tuổi thơ”, tôi cũng muốn mua chiếc vé đó. Thế giới trẻ thơ là thế giới màu nhiệm nhất, lung linh nhất và đẹp đẽ nhất. Tất cả những gì trong thế giới đó đều đáng trân trọng, giữ gìn, và tôi đã mang chúng ép vào những trang sách. Tôi luôn muốn nhìn cuộc đời qua những đôi mắt trẻ thơ ấy:
Trẻ thơ chưa khóc đã cười
Mắt còn như suối miệng thời như hoa;
Đang mưa trời bỗng nắng òa
Mới hay Trời cũng muốn là bé thơ”
Mắt còn như suối miệng thời như hoa;
Đang mưa trời bỗng nắng òa
Mới hay Trời cũng muốn là bé thơ”
Đúc kết kinh nghiệm suốt mấy chục năm trên bục giảng, ông luôn xen cài những câu chuyện, câu thơ, câu đố vui vào các bài học, vừa tạo không khí cởi mở, vừa khiến học sinh dễ tiếp thu và gợi mở tư duy của trẻ em. Đến nay, ông đã có một tuyển tập khoảng 1500 câu thơ đố vui kiểu: Rau gì trồng ở đầm ao; Tên luôn nhắc bạn đừng bao giờ lười? hayTrái gì gợi nhắc mẹ ta; Muốn ăn bạn nhớ phải xoa cho mềm? và một kho chuyện cổ tích.
“Suốt mấy chục năm cuộc đời, với hai thể loại văn chương ấy, không những tôi cứu được tôi mà còn nuôi sống cả nhà, và làm giàu có đời sống tâm hồn tôi”, cựu nhà giáo, nhà văn Ngọc Ký tâm sự.
Thế giới tâm hồn ông được chia làm hai phần, một phần theo mãi chuyến tàu của Nguyễn Nhật Ánh về thế giới trẻ thơ, phần còn lại ở bên đường dây tư vấn tâm lý, nơi hàng ngày, hàng giờ ông lắng nghe, chia sẻ và đưa ra lời khuyên cho hàng trăm người đang ở trong những nỗi éo le ngang trái cuộc đời. Đường dây được nối trực tiếp với điện thoại tại nhà của ông, công việc tuy không vất vả mưa nắng nhưng chiếm nhiều thời gian. Nhiều khách hàng, trong đó có cả những học trò cũ – nhận ra người đang tư vấn là Nguyễn Ngọc Ký thì rất vui, họ tìm được ở ông sự mạnh mẽ để đương đầu với số phận.
Nguyễn Ngọc Ký nửa đùa nửa thật, ông không có đôi tay để vươn ra cuộc đời, nhưng ông lại có một đường dây để nối thẳng đến những nỗi niềm tận đáy sâu tâm hồn con người, và ông mãn nguyện vì với công việc ý nghĩa, mà từ đó ông cũng kiếm được vài triệu đồng một tháng để nuôi gia đình.
Bên cạnh đó, ông đã xuất bản mấy cuốn sách về người vợ cũ, và đang hoàn thiện cuốn về bà Đậu.
Hỏi ông bận rộn như vậy, có còn thời gian làm thơ tặng vợ? Ông nhìn bà tủm tỉm: “Tặng nhiều chứ. Em là bóng cả cây đa; Vẫn là chồi biếc, vẫn là mùa Xuân. Bà ấy giờ là “bóng cả” của một đàn con cháu rồi, nhưng với tôi bà lúc nào cũng là “chồi biếc”. Bà Đậu liếc ông, khẽ cười.
“Tôi là người đàn ông vô cùng may mắn, tôi được một người phụ nữ ở bên suốt 30 năm hạnh phúc, rồi trời lại ban thêm cho một người nữa. Đó là điều quá tuyệt vời”, ông Ký mỉm cười hồn hậu, khẽ dùng chân gạt chiếc lá rơi xuống người vợ, xoa nhẹ tay bà.
“Suốt mấy chục năm cuộc đời, với hai thể loại văn chương ấy, không những tôi cứu được tôi mà còn nuôi sống cả nhà, và làm giàu có đời sống tâm hồn tôi”, cựu nhà giáo, nhà văn Ngọc Ký tâm sự.
Thế giới tâm hồn ông được chia làm hai phần, một phần theo mãi chuyến tàu của Nguyễn Nhật Ánh về thế giới trẻ thơ, phần còn lại ở bên đường dây tư vấn tâm lý, nơi hàng ngày, hàng giờ ông lắng nghe, chia sẻ và đưa ra lời khuyên cho hàng trăm người đang ở trong những nỗi éo le ngang trái cuộc đời. Đường dây được nối trực tiếp với điện thoại tại nhà của ông, công việc tuy không vất vả mưa nắng nhưng chiếm nhiều thời gian. Nhiều khách hàng, trong đó có cả những học trò cũ – nhận ra người đang tư vấn là Nguyễn Ngọc Ký thì rất vui, họ tìm được ở ông sự mạnh mẽ để đương đầu với số phận.
Nguyễn Ngọc Ký nửa đùa nửa thật, ông không có đôi tay để vươn ra cuộc đời, nhưng ông lại có một đường dây để nối thẳng đến những nỗi niềm tận đáy sâu tâm hồn con người, và ông mãn nguyện vì với công việc ý nghĩa, mà từ đó ông cũng kiếm được vài triệu đồng một tháng để nuôi gia đình.
Bên cạnh đó, ông đã xuất bản mấy cuốn sách về người vợ cũ, và đang hoàn thiện cuốn về bà Đậu.
Hỏi ông bận rộn như vậy, có còn thời gian làm thơ tặng vợ? Ông nhìn bà tủm tỉm: “Tặng nhiều chứ. Em là bóng cả cây đa; Vẫn là chồi biếc, vẫn là mùa Xuân. Bà ấy giờ là “bóng cả” của một đàn con cháu rồi, nhưng với tôi bà lúc nào cũng là “chồi biếc”. Bà Đậu liếc ông, khẽ cười.
“Tôi là người đàn ông vô cùng may mắn, tôi được một người phụ nữ ở bên suốt 30 năm hạnh phúc, rồi trời lại ban thêm cho một người nữa. Đó là điều quá tuyệt vời”, ông Ký mỉm cười hồn hậu, khẽ dùng chân gạt chiếc lá rơi xuống người vợ, xoa nhẹ tay bà.
Theo Hoàng Hường
Thể Thao Văn Hóa
Bình luận (0)