Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Gấp rút chuẩn bị hạ tầng cho việc tích hợp

Tạp Chí Giáo Dục

Thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), một trong những vấn đề được nhiều ĐB quan tâm, có cùng quan điểm, là việc bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Để Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dữ liệu căn cước được đồng bộ, kịp thời, chính xác, Nhà nước cần đảm bảo nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng kịp thời việc kết nối trong thời gian nhất định; nếu chậm trễ thì sẽ không áp dụng được và không thể khai thác hiệu quả. Việc khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hỗ trợ cho việc xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu về căn cước là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nhằm giảm chi phí cho ngân sách nhà nước. Tất nhiên, việc này phải đảm bảo an toàn, bí mật thông tin cá nhân của người dân.
Đại biểu Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long) còn đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc về thời gian có hiệu lực của luật này kể từ ngày 1-7-2024, vì thời gian từ nay đến đó chỉ còn hơn 1 năm, trong khi Bộ Công an cùng lúc phải xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng như Cơ sở dữ liệu căn cước định danh và xác thực điện tử. Bên cạnh đó, các bộ, ngành cùng lúc cũng phải xây dựng các phần mềm để đồng bộ với luật này trong việc giải quyết các thủ tục hành chính để áp dụng từ ngày 1-7-2024.
Nếu không chuẩn bị kịp thì sẽ xảy ra trường hợp sau khi luật có hiệu lực, phần mềm của Bộ Công an có thể triển khai được, nhưng phầm mềm của các bộ, ngành khác lại chưa hoàn thiện và tương thích. Nếu điều đó xảy ra thì sẽ gây khó khăn cho người dân trong vấn đề giải quyết các thủ tục hành chính.
LÂM NGUYÊN (theo SGGP)

Bình luận (0)