Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Gầy lại một “gánh nghề”

Tạp Chí Giáo Dục

Tng “đt gánh” ngh giáo gia đưng vì cuc mưu sinh. vào tui xp x 60, bà li chung sc cùng chng vch kế hoch xây dng mt ngôi trưng mm non bên b v tuyến 17 đ gy li “gánh ngh” đã đt. Đó là chuyn v bà Nguyn Th Anh Đào, khóm Hi Hòa, th trn H Xá (Vĩnh Linh, Qung Tr).  

Hơn 25 năm đt “gánh ngh” bà Nguyn Th Anh Đào vn đau đáu ni li ngh giáo

Đi lên t hai bàn tay trng

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình kinh tế không lấy gì làm khá giả ở huyện Quảng Ninh (Quảng Bình). Lại là con đầu nên tuổi thơ của cô bé Đào khá gian truân. Cha đi bộ đội, Đào phải cùng mẹ gồng gánh chăm đàn em 4 đứa. Năm 1977, tròn 16 tuổi, Đào vào thanh niên xung phong tham gia xây dựng công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn (Quảng Trị). Ba năm sau, cô được tuyển vào làm công nhân Nông trường Bến Hải (Vĩnh Linh). Một năm sau đó, cô được cử đi học sơ cấp mầm non, về đứng lớp ở Trường Mầm non thị trấn Hồ Xá. Gắn bó với nghề giáo được 13 năm, phần vì cuộc sống khó khăn, lương nhà giáo ba cọc ba đồng nên bà xin nghỉ hưu theo chế độ. Bà Đào nhớ lại: “Những ngày sau cầm quyết định nghỉ hưu, cuộc sống mới thực sự chênh vênh. Tôi trải qua không biết bao nhiêu nghề, từ đi chặt củi, bứt đót, bứt tranh cho đến lăn lộn trên đồng ruộng trồng khoai, sắn. Lúc đó muốn buôn bán hay làm gì để kiếm thu nhập cũng khó. Vả lại vốn không có, đi vay cũng mấy ai dám cho mình vay”.

Cuộc sống cứ trôi qua trong nghèo khó. Vợ chồng động viên nhau gắng gượng nuôi con. Giai đoạn năm 2008 trở đi, thị trường heo sữa phát triển mạnh, bà mạnh dạn vay 6 triệu đồng làm vốn lận lưng để… khởi nghiệp! Bắt được mối xuất, mỗi ngày bà rong ruổi trên chiếc xe đạp đi khắp hang cùng ngõ hẻm của thôn xóm tìm mua heo sữa. Nhờ kiên trì, vài năm sau đó, chiếc xe đạp được thay bằng xe máy để tiếp tục công việc bán buôn. Cũng thời điểm đó, bà mạnh dạn mở đại lý phân phối thức ăn chăn nuôi cho bà con trong vùng. Chuỗi trang trại do bà cung cấp thức ăn ngày được mở rộng ra không chỉ trong tỉnh mà còn các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế. Đến nay đã có trên dưới 300 đại lý do bà quản lý ở các tỉnh kể trên.

Không dừng lại ở đó, năm 2016, bà mạnh dạn đầu tư 15 tỷ đồng xây dựng trang trại nuôi 500 con lợn nái để cung cấp nguồn lợn giống và 2.000 con lợn thịt sạch mỗi năm cung cấp cho thị trường châu Âu. Giữa năm 2017, bà thành lập Công ty TNHH Hùng Dung chuyên sản xuất tinh bột nghệ, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Với hai mô hình sản xuất, kinh doanh đó, bà giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 20 lao động, thu nhập ổn định.

Mt tm lòng thơm tho

Nỗ lực phát triển kinh tế, bà Đào còn tham gia vào nhiều hoạt động đoàn thể, từ Hội Cựu giáo chức cho đến Hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ… Bà luôn sẵn sàng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Nông dân gặp khó, bà cho nông dân nợ thức ăn chăn nuôi. Đến kì xuất bán, bà con tìm đến trả nợ. Cũng có người vì gặp khó khăn, bà cho nợ sang lứa heo khác. Bà còn trích tiền hỗ trợ chị em phụ nữ trong huyện hàng vạn con gà giống, vịt giống để có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống. Mỗi dịp lễ, Tết, bà luôn dành những phần quà sẻ chia sự ấm áp với những mảnh đời nghèo khó, tổ chức nồi cháo tình thương cho bệnh nhân nghèo trước Tết. Ngoài ra, bà còn thường xuyên dành những khoản hỗ trợ cho các gia đình đặc biệt khó khăn, bệnh tật, neo đơn. Ở quanh khóm Hải Hòa và cả thị trấn, ai khó khăn tìm đến, bà đều sẵn lòng chia sẻ. Ngót chục năm qua, bà không nhớ mình đã giúp bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn. Nhưng nói về mình, bà khiêm tốn: “Mình đã từng đi qua những tháng năm gian khó, thấm thía được nỗi nhọc nhằn mà những hoàn cảnh khó khăn đang đối mặt như mình ngày ấy, nên sẻ chia cùng bà con chút tình cảm ấm áp, chứ của cải chẳng đáng là bao”.

Vi nhng đóng góp ca mình, bà vinh d đưc tng gii thưng Bông Sen Hng – gii thưng dành cho nhng cá nhân trong phong trào “Hc hay – Làm sáng to – Sng văn hóa” ca huyn Vĩnh Linh và d Hi ngh đin hình tiên tiến toàn quc năm 2017.

Với những đóng góp của mình, bà vinh dự được tặng giải thưởng Bông Sen Hồng – giải thưởng dành cho những cá nhân trong phong trào “Học hay – Làm sáng tạo – Sống văn hóa” của huyện Vĩnh Linh và dự Hội nghị điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2017.

Đi qua những năm tháng gần như bế tắc và cả khi trở thành một doanh nhân, bà nghiệm ra rằng, cuộc sống lắm lúc phải đối mặt với những khó khăn, vất vả tưởng chừng không thể vượt qua được. Những lúc ấy cần có sự kiên trì, sáng tạo, quyết tâm vượt qua những “định kiến” ấy. Một điều quan trọng khác đó là sự chung sức, đồng lòng. “Để có được ngày hôm nay, tôi nhận được sự chung lòng hết mình của người bạn đời. Cuộc sống, nếu thiếu đi sự gắn bó ấy, hẳn rất khó khăn”, bà Đào bộc bạch.

Bà Đào bật mí, bà vừa thuê được mấy hécta đất dài hạn và đang hoàn tất hồ sơ chuẩn bị cho kế hoạch xin cấp phép xây dựng trường mầm non trên mảnh đất ấy. “Dứt nghề khi hơn 30 tuổi, gần ba chục năm chẵn chòi, không khi nào là không nhớ nghề. Đó là lý do ở vào tuổi cận kề 60, khi đủ tiềm lực cho cuộc mưu sinh, tôi quay trở về “nối” lại nghề xưa. Trong tâm tưởng của tôi, bao nhiêu năm nỗ lực vươn lên cũng vẫn nuôi khát khao được làm điều gì đó liên quan đến giáo dục”, bà Đào tâm tư.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)