Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Gen Z cần hiểu bản thân khi chọn nghề

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhng bn tr gen Z (sinh trong khong thi gian t năm 1995 đến năm 2012) đưc mnh danh là “thế h bn đa” v k thut s, cc k năng đng, sáng to, cá tính nhưng cũng chu không ít áp lc t vic đưc tiếp cn quá nhiu công ngh, thông tin; d rơi vào tình hung loay hoay, hoang mang trưc vic la chn ngh nghip.


Hc sinh và ph huynh tìm hiu thông tin xét tuyn hc b vào đi hc năm 2022

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa tổ chức tọa đàm “Gen Z, những hoang mang trước ngưỡng cửa ĐH” đem đến những thông tin định hướng thiết thực cho học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

Không mơ ln nhưng… mơ tht

Tại tọa đàm, ông Nguyễn Hữu Trí (nhà sáng lập và điều hành Trung tâm Huấn luyện kỹ năng AYP) thích thú bày tỏ: “Những năm gần đây, tôi cảm thấy rất thú vị khi làm việc với nhiều bạn trẻ gen Z vì nhìn thấy sự thay đổi trong những giá trị ở các em so với thế hệ trước. Gen Z bây giờ không mơ những giấc mơ lớn giống thế hệ trước như có bao nhiêu tiền, công ty lớn như thế nào, tích lũy mua nhà, xe ra sao… mà thay vào đó, các em tìm những giấc mơ thật hơn. Và trên những nền tảng đó, các em muốn tìm kiếm không chỉ giá trị vật chất mà hướng đến sự kết nối, quan tâm tới cộng đồng”.

Ông Trí cũng nhìn nhận, kinh tế số ngày nay tạo điều kiện tối đa cho những bạn trẻ được thể hiện dễ dàng những điều ấp ủ, nhanh chóng nhận được phản hồi từ thị trường. Chẳng hạn, nếu đam mê ca hát, trước kia phải được nhận một show diễn thì mới có cơ hội thể hiện, còn hiện nay chỉ cần đăng lên mạng xã hội là đã nhận được hiệu ứng. Thế hệ gen Z rất dễ có được không gian thể hiện.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Trần Phi Yến (giảng viên Trường ĐH RMIT, Giám đốc truyền thông tập đoàn công nghệ Beowuif Blockchain) có những chia sẻ chi tiết hơn. Bà cho rằng, nếu thế hệ trước có giấc mơ ăn ngon mặc đẹp, đến thế hệ gen Z, khi mà gần như những điều kiện vật chất được đủ đầy hơn thì ước mơ đã khác. Trong đó có những em mơ lớn, mơ thật dựa trên những điều kiện vật chất có sẵn. Nhưng điều kiện vật chất tốt đôi khi cũng đem đến mặt trái là tạo ra một bộ phận các bạn trẻ hoàn toàn… trống rỗng, bởi vì khi các em quá đầy đủ, dễ dẫn đến việc không biết được mục đích là gì. Hai nhóm này, theo bà Yến, chỉ chiếm thiểu số. Số đông còn lại là những em khá vô định, mơ hồ. Các em học tập và có kỹ năng không tệ nhưng cứ sống bình bình, ít có sự nổi bật.

Cũng qua quá trình làm việc với các bạn trẻ gen Z, bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Dale Carnegie Việt Nam) nhận định, các bạn trẻ gen Z được mệnh danh là “thế hệ bản địa” về kỹ thuật số, cực kỳ năng động, sáng tạo, cá tính, tràn đầy năng lượng, thích chinh phục bản thân…, song còn được xem là “thế hệ mang tính lo âu”. Bởi khi được tiếp cận với nhiều công nghệ, thông tin, chính các em sẽ chịu không ít áp lực, từ đó dễ rơi vào tình huống loay hoay, hoang mang trước những sự lựa chọn. Chưa kể, khi thế giới bây giờ có những bất ổn, những ngành nghề cũng bất định. Để thoát ra khỏi những hoang mang này, theo bà Linh, gen Z cần 4 yếu tố quan trọng là biết nắm bắt được tương lai, hiểu bản thân mình, cần biết ai đang thương yêu mình, hiểu rõ mình cần làm gì…

Hiu bn thân khi chn ngh

Chính vì một bộ phận các bạn trẻ gen Z còn mơ hồ, vô định nên bà Nguyễn Trần Phi Yến cho rằng việc lựa chọn ngành nghề trước ngưỡng cửa ĐH của các học sinh thời nay cần được định hướng chặt. Nếu chỉ chọn ngành nghề mà không mặn mà hoặc chịu sự lôi kéo của bạn bè thì không chỉ dẫn đến vỡ mộng sau đó, mà còn khiến việc học ĐH 4 năm sẽ trở thành “học đại”, học cho xong và mơ hồ mục tiêu, lãng phí, không cảm nhận được trọn vẹn hạnh phúc.

Còn ông Nguyễn Hữu Trí thì cho rằng, việc chọn ngành nghề cảm tính, theo tâm lý đám đông, có thể khiến các bạn trẻ sẽ bị… nhạt nhòa trong suốt 4 năm ĐH và càng nhạt như vậy càng dễ bị người khác dẫn dắt hành vi, thiếu động lực phấn đấu. Ông Trí khuyên học sinh không nên chọn đại nhưng cũng không nên đặt tất cả kỳ vọng vào ngành nghề duy nhất nào đó sẽ dẫn đến áp lực quá lớn. Thay vào đó, các em có thể chọn những ngành nghề gần gần nhau trong cùng nhóm ngành, lĩnh vực mình yêu thích. Với một số ngành nghề dự báo sẽ biến mất trong tương lai, ông Trí nhấn mạnh điều này có thể diễn ra rất nhanh, nhưng khi các nhu cầu thay đổi bao nhiêu thì các bạn trẻ càng phải hiểu mình rõ bấy nhiêu. Ông cũng tin tưởng, năng lực học của gen Z đã được thay đổi nhiều để thích ứng.

Ngoài ra, ông Trí cũng nhắn gửi những học sinh dựa vào lợi thế của gen Z là chủ động tìm hiểu, cởi mở chia sẻ về lựa chọn ngành nghề với phụ huynh sớm hơn. “Riêng những em đang học lớp 12, việc chọn ngành/trường đã sát cận rồi thì cần sự tỉnh táo, từ đó đưa ra lựa chọn sáng suốt. Bởi bình tĩnh lúc nào cũng đúng, lúng túng lúc nào cũng sai”, ông Trí dí dỏm nói.


H
c sinh thế h gen Z tham gia chương trình tư vn tuyn sinh, hưng nghip la chn ngành ngh (nh minh ha)

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh nêu quan điểm, việc lo cho tương lai là một vấn đề lớn nên không thể đặt toàn bộ lên vai học sinh được. Phụ huynh cần có những hình dung về tương lai, cần biết thế giới này trong 10 năm tới sẽ như thế nào để hòa vào dòng chảy thay đổi chung đó. Trong chọn ngành nghề, có thể ngành nghề này hiện tại “hot” nhưng nay mai lại không “hot” nữa. Vì vậy, khi chọn ngành nghề, phụ huynh và học sinh nên có sự phân tích rõ ràng hơn về tương lai để tăng sự chủ động, chắc chắn.

Bà Linh chỉ ra, còn có nhiều em thiếu khát khao, ấp ủ khi chọn ngành nghề; chọn theo tâm lý đám đông hoặc theo xu hướng thời thượng nhưng không phù hợp với bản thân gây khó khăn cho việc đạt được mục tiêu. Chưa kể, một số bạn trẻ còn phải chọn ngành nghề theo ước mơ của… cha mẹ. Trong khi sống cho ước mơ của bản thân thôi đã không dễ dàng, sống cho ước mơ của người khác lại thêm muôn phần trăn trở, áp lực. Điều này cần được thay đổi để gen Z không bị đánh mất thanh xuân trong 4 năm ĐH.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)