Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Gen Z – Không nên cái gì cũng đưa lên mạng xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Các bc ph huynh là nhng ngưi gn gũi và thu hiu thế h gen Z con mình nht. Vì thế các bc ph huynh nên giúp các con nhn biết rõ nhng vn đ nào nên và không nên chia s, đưa lên mng xã hi.


Các bc ph huynh nên giúp các con nhn biết rõ nhng vn đ nào nên và không nên chia s, đưa lên mng xã hi. Ảnh: IT

Gen Z là nhóm người trẻ hăng hái, tràn đầy năng lượng, sức sống mạnh mẽ và lòng nhiệt huyết căng tràn. Vẫn biết các bạn sinh ra và lớn lên trong thế giới công nghệ nên hầu hết việc sử dụng mạng xã hội như một phương tiện để học tập và khẳng định mình là điều hết sức bình thường. Nhưng bất cứ điều gì cũng chia sẻ, tung hê lên mạng xã hội là điều các bạn gen Z nên hết sức thận trọng. Có nhiều người tìm hiểu, đọc và quan tâm chia sẻ về nội dung bạn đưa lên mạng xã hội một cách thành tâm, thành ý, nhưng cũng có người lấy những vấn đề bạn đưa lên (những thông tin, hình ảnh cá nhân nhạy cảm hoặc có xu hướng không tích cực) để khi có dịp là công kích trở lại bạn, giống kiểu “gậy ông đập lưng ông” vậy. Cũng có những thông tin, tưởng chừng như vô hại, nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến bạn bè và thế hệ trẻ hơn.

Sau đây là một số lĩnh vực phụ huynh và gen Z cần tìm hiểu để cẩn trọng khi đưa những thông tin của bản thân và gia đình lên mạng xã hội.

1. Chuyện tiền bạc, tình trạng tài chính và thu nhập của bạn và gia đình bạn, cũng như của người khác (mà bạn vô tình biết được). Chuyện ổn định về mặt kinh tế, tài chính của bạn, của bố mẹ bạn, gia đình bạn hay người khác kiếm được bao nhiêu một tháng, có các nguồn thu nhập nào… nên là vấn đề bí mật của cá nhân. Vì thế, luôn khiến không ít người khác hiếu kỳ, tò mò. Thực tế là, số tiền gia đình bạn kiếm được là vấn đề rất riêng tư và không ai có quyền biết điều đó, ngay cả bạn thân của bạn nếu bạn không thoải mái chia sẻ thông tin này với họ. Thông tin về tài chính, các nguồn thu nhập của gia đình khi đưa lên mạng xã hội, luôn tiềm ẩn những nguy cơ không tốt cho tất cả các thành viên trong gia đình bạn. Mặt khác, bạn cũng không có quyền hỏi ai đó họ kiếm được bao nhiêu một tháng hoặc hỏi về tài sản của người khác. Cho nên những thông tin về thu nhập của cá nhân hay gia đình mình, gen Z cần hết sức cẩn trọng, cân nhắc khi muốn chia sẻ trên mạng xã hội.

2. Những sai lầm, hạn chế và lỗi lầm, kể cả những thất bại đã trải qua. Không ít bạn gen Z suy nghĩ đơn giản rằng mình chia sẻ những kinh nghiệm từng trải hoặc bài học xương máu của bản thân để những người khác biết mà tránh lặp lại. Trong chúng ta, hầu như ai cũng có thể có lỗi lầm, những hành vi chưa tốt đẹp, trái với chuẩn mực chung của xã hội, kể cả những việc vi phạm thuần phong mỹ tục hay pháp luật, một điều mà có thể chúng ta đã làm trong quá khứ nhưng hôm nay chúng ta lại băn khoăn, hối tiếc và thậm chí cảm thấy xấu hổ. Bạn trẻ nên hết sức thận trọng với những gì mình chia sẻ lên mạng xã hội, kể cả bạn có giới hạn lượng người tương tác nhưng không bao giờ có thể chắc chắn rằng những người này sẽ không đánh giá, phán xét bạn theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng đến sự nghiệp cũng như cuộc sống hiện tại của bạn, kể cả dùng những điều không tích cực đó để chống lại bạn, hất đổ bạn (nhất là những gì liên quan đến lợi ích của họ).

3. Chuyện gia đình gen Z có thể đưa lên những hình ảnh và thông tin mang tính vui vẻ, hạnh phúc về bản thân và gia đình mình lên mạng xã hội, nhưng hết sức kiềm chế khi đưa lên những hình ảnh không vui, có xu hướng tiêu cực, bạn phải chịu trách nhiệm khi đưa thông tin và hình ảnh về cảnh bạo lực gia đình – bởi đó là những hành vi vi phạm pháp luật – bạn phải có đầy đủ chứng cứ và lý lẽ để giải quyết chúng, chứ không nên đưa lên mạng xã hội để câu view, câu like. Gia đình nào cũng có những tình huống mâu thuẫn nảy sinh và xung đột lớn nhỏ khác nhau giữa các thành viên. Có những vấn đề đáng lẽ “nhỏ như con thỏ đang gặm cỏ”, nhưng do thiếu hiểu biết và không kiểm soát được bản thân nên gen Z đã tung lên mạng, thậm chí còn cầu cứu những “quân sư” mạng internet tư vấn, khiến chuyện bé xé ra to, khó giải quyết trong êm thấm được vì cả “thiên hạ” đã biết. Những gì xảy ra đằng sau cánh cửa của ngôi nhà và những cuộc tranh cãi trong gia đình chỉ nên để các thành viên trực tiếp giải quyết theo chiều hướng hài hòa nhất.

4. Tình trạng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bạn. Những điều giữa bạn và người thân của bạn nên là điều đáng được trân quý và giữ kín giữa các thành viên trong gia đình. Động lực trong các mối quan hệ của bạn với cha mẹ, anh chị em và những chi tiết riêng tư không phải là những thứ được chia sẻ công khai với người khác hoặc có những câu chuyện chỉ có nhà của bạn. Mỗi gia đình đều có cách bày tỏ tình cảm giữa mọi người phù hợp nhất với họ, vì vậy, đưa lên mạng thiếu kiểm soát để người ngoài tham gia vào các vấn đề của gia đình bạn hoặc cách bạn quản lý các mối quan hệ của mình không phải là một ý kiến hay.


M
ng xã hi luôn có 2 mt ca nó

5. Bí mật công việc của mình. Bạn nên hết sức chọn lọc về những thông tin về công việc mà bạn có thể cởi mở, chia sẻ lên trang mạng. Không phải tất cả mọi người đều có ý định tốt, và tệ hơn nữa, một số người có thể lợi dụng những kinh nghiệm, bí quyết làm việc của bạn để làm lợi cho họ khiến bạn vi phạm những nội quy của công ty mình (có khi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tội làm lộ bí mật công việc). Trong cuộc sống, ngoài những người tử tế, luôn yêu quý, trân trọng bạn, khuyến khích bạn vươn lên, vẫn còn có không ít người có ý muốn những điều không tốt đẹp đến với bạn và họ sẵn sàng có thể quay lưng lại với bạn khi lợi ích của họ xung đột với lợi ích của bạn và có khi chỉ muốn bạn mất hết cơ hội thuận lợi trước mắt.

Khi nền công nghệ 4.0 ngày càng phát triển như hiện nay thì việc dùng mạng xã hội để kết nối và giải trí với nhau ở khắp nơi trên thế giới trở nên dễ dàng. Đặc biệt là thế hệ gen Z là thế hệ được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ, điều này thì tất nhiên là tích cực nhưng đang dần trở nên tiêu cực khi rơi vào tình trạng “nghiện mạng xã hội” như bây giờ. Có thể nói, các bậc phụ huynh là những người gần gũi và thấu hiểu thế hệ gen Z con mình nhất. Vì thế các bậc phụ huynh nên giúp các con nhận biết rõ những vấn đề nào nên và không nên chia sẻ, đưa lên mạng xã hội.

ThS. Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý hc)

Bình luận (0)