Những tháng đầu năm, giá chè xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể và đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Giá chè xuất khẩu trung bình của nước ta thời gian qua đã tăng trên 100 USD/tấn, lên 1.340 USD/tấn.
Theo tin từ Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas), 5 tháng đầu năm, ngành chè đã xuất khẩu được 45 nghìn tấn, đạt kim ngạch 62 triệu USD, tăng 11,3% về lượng và 22,2 % về kim ngạch.
Ước tính, trong tháng 6 này, lượng chè xuất khẩu sẽ đạt khoảng 20 nghìn tấn. Như vậy, hai quý đầu năm toàn ngành ước sẽ xuất khẩu được 60 nghìn tấn, thu về kim ngạch 80 triệu USD. So với cùng kỳ con số này đã tăng 25% về lượng và 30% về giá trị.
Theo tin từ Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas), 5 tháng đầu năm, ngành chè đã xuất khẩu được 45 nghìn tấn, đạt kim ngạch 62 triệu USD, tăng 11,3% về lượng và 22,2 % về kim ngạch.
Ước tính, trong tháng 6 này, lượng chè xuất khẩu sẽ đạt khoảng 20 nghìn tấn. Như vậy, hai quý đầu năm toàn ngành ước sẽ xuất khẩu được 60 nghìn tấn, thu về kim ngạch 80 triệu USD. So với cùng kỳ con số này đã tăng 25% về lượng và 30% về giá trị.
Ở nước ta, một số vùng chè nguyên liệu mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của nhà máy chế biến.
Theo Vitas, tốc độ tăng kim ngạch lớn hơn khối lượng xuất khẩu là do thời gian qua, giá chè xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trên 100 USD/tấn lên 1.340 USD/tấn – mức giá cao nhất từ trước tới nay.
Ông Nguyễn Văn Thụ, chuyên gia của ngành chè còn cho rằng, ngoài yếu tố giá chè thế giới tăng, thì sản phẩm chè sản xuất trong nước cũng đã từng bước được nâng cao chất lượng. Xuất khẩu chè đã qua tinh chế cũng bắt đầu tăng. Bên cạnh đó xây dựng, quảng bá thương hiệu là điều cũng đã được các doanh nghiệp ngành chè chú ý tới.
Tuy nhiên, ngay cả khi xuất khẩu được với mức giá đáng phấn khởi trên, thì giá chè xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ bằng 40-50% giá chè xuất khẩu của các nước trên thế giới. Chè xuất ở dạng nguyên liệu thô, đóng bao 50 kg hiện vẫn chiếm tới 90% lượng xuất khẩu. Điều này quả là “nghịch lý” khi Việt Nam đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè.
Song điều này chỉ có thể giải quyết triệt để khi vùng nguyên liệu và chè nguyên liệu đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của sản xuất. Hiện cả nước có tới 635 nhà máy chế biến, nhưng vùng nguyên liệu có nơi chỉ đáp ứng được 40%, nên đã dẫn tới tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu.
Người trồng chè vì lợi nhuận đã tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học để tăng năng suất. Chất lượng sản phẩm không đồng đều là nguyên nhân kéo giá bán chè của Việt Nam xuống thấp tại thị trường thế giới.
Ông Nguyễn Văn Thụ, chuyên gia của ngành chè còn cho rằng, ngoài yếu tố giá chè thế giới tăng, thì sản phẩm chè sản xuất trong nước cũng đã từng bước được nâng cao chất lượng. Xuất khẩu chè đã qua tinh chế cũng bắt đầu tăng. Bên cạnh đó xây dựng, quảng bá thương hiệu là điều cũng đã được các doanh nghiệp ngành chè chú ý tới.
Tuy nhiên, ngay cả khi xuất khẩu được với mức giá đáng phấn khởi trên, thì giá chè xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ bằng 40-50% giá chè xuất khẩu của các nước trên thế giới. Chè xuất ở dạng nguyên liệu thô, đóng bao 50 kg hiện vẫn chiếm tới 90% lượng xuất khẩu. Điều này quả là “nghịch lý” khi Việt Nam đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè.
Song điều này chỉ có thể giải quyết triệt để khi vùng nguyên liệu và chè nguyên liệu đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của sản xuất. Hiện cả nước có tới 635 nhà máy chế biến, nhưng vùng nguyên liệu có nơi chỉ đáp ứng được 40%, nên đã dẫn tới tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu.
Người trồng chè vì lợi nhuận đã tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học để tăng năng suất. Chất lượng sản phẩm không đồng đều là nguyên nhân kéo giá bán chè của Việt Nam xuống thấp tại thị trường thế giới.
Theo VnEconomy
Bình luận (0)