Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giả danh người thân mượn tiền rồi lừa đảo

Tạp Chí Giáo Dục

Giả danh người thân mượn tiền rồi lừa đảo

Thứ năm, 21/07/2016, 16:03 (GMT+7)

(SGGPO) – Ngày 21-7, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (PC46) – Công an TPHCM cho biết đã bắt giữ Phạm Văn Ngoan (57 tuổi, ngụ huyện Củ Chi TPHCM) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đối tượng Phạm Văn Ngoan

Trước đó, vào cuối tháng 4-2016, Phòng PC46 Công an TPHCM nhận được đơn trình báo của nhiều người bị hại về việc bị lừa tiền. Cụ thể, theo trình báo của bà V.T.A.T (ngụ quận 1 TPHCM), vào khoảng 10 giờ ngày 14-4-2016, bà nhận điện thoại của một người xưng là S. – người quen của gia đình, nói rằng đang đi nước ngoài thăm con. Nghe giọng thấy giống bạn mình, lại nói đúng nhiều chuyện trong gia đình, bà T. hoàn toàn tin tưởng người đang nói chuyện là bạn mình. Sau đó, người này nói hiện tại gia đình đang có người cháu ở miền Tây bị tai nạn giao thông, cần một số tiền để chữa trị gấp và nhờ bà T. chuyển tiền vào tài khoản của người cháu, hứa rằng khi nào từ nước ngoài về sẽ gửi trả lại. Tin lời, bà T. chuyển số tiền 45 triệu đồng vào tài khoản do S. cung cấp.

Sau đó, viện lý do người cháu cần tiền để bồi thường người bị hại, người này tiếp tục gọi điện thoại nhờ bà T. chuyển tiền để người cháu giải quyết vụ việc. Tổng cộng bà T. đã chuyển thêm 450 triệu đồng. Sau đó, bà T. gọi điện cho người bạn của mình mới phát hiện ra bị lừa, vì người bạn này nói vẫn ở Việt Nam và không gọi điện cho bà T. những ngày vừa qua.

Được biết nhiều người bị hại cũng bị lừa với thủ đoạn tương tự. Điểm chung của những vụ lừa đảo này là người bị hại đa số là phụ nữ, người lớn tuổi; đối tượng gọi điện thoại có giọng nói gần giống với người thân của họ.

Vào cuộc điều tra, Đội 8 Phòng PC46 phát hiện Phạm Văn Ngoan chính là đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo trên. Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã thi hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Phạm Văn Ngoan. Tại cơ quan công an, Ngoan khai nhận từ đầu năm 2016 đã thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách gọi điện đến số điện thoại nhà riêng của nhiều người, giả làm người thân của họ để vay mượn tiền và rút ra chiếm đoạt. Ngoan khai không quen biết những người bị hại mà chỉ bằng khả năng “khai thác” thông tin qua trò chuyện điện thoại với người bị hại, Ngoan đã khiến họ tin tưởng mình là người thân, người quen. Đáng chú ý, Ngoan thường dùng lý do mượn tiền là để chữa bệnh, cấp cứu người bị tai nạn… nhằm đánh vào lòng tốt của người bị hại, khiến họ dễ dàng bị thuyết phục rồi gửi tiền cho Ngoan. Ngoan khai, những tài khoản thẻ ATM, những thông tin về số điện thoại bàn, tên tuổi người bị hại được Ngoan mua từ nhiều đối tượng không rõ lai lịch tại Bến xe Miền Tây.

Tang vật trong vụ án bị thu giữ

Hiện Cơ quan công an đã xác định được hơn 10 bị hại của đối tượng Phạm Văn Ngoan, với số tiền bị lừa lên đến hơn 1 tỷ đồng. Cơ quan công an cũng khuyến cáo các cá nhân không cung cấp CMND, thẻ tài khoản để các đối tượng sử dụng thực hiện hành vi lừa đảo; nếu bị phát hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những người dân bị lừa với thủ đoạn tương tự đề nghị liên hệ với Đội 8 Phòng PC46 Công an TPHCM tại địa chỉ 324 Hòa Hưng phường 13 quận 10, điện thoại (08)38640508 để trình báo.

ÁI CHÂN

– See more at: http://sggp.org.vn/anninhtrattu/2016/7/427918/#sthash.dKuMX3AM.dpuf

Ngày 21-7, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (PC46) – Công an TPHCM cho biết đã bắt giữ Phạm Văn Ngoan (57 tuổi, ngụ huyện Củ Chi TPHCM) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đối tượng Phạm Văn Ngoan

 

Đối tượng Phạm Văn Ngoan

Đối tượng Phạm Văn Ngoan

Đối tượng Phạm Văn Ngoan

Trước đó, vào cuối tháng 4-2016, Phòng PC46 Công an TPHCM nhận được đơn trình báo của nhiều người bị hại về việc bị lừa tiền. Cụ thể, theo trình báo của bà V.T.A.T (ngụ quận 1 TPHCM), vào khoảng 10 giờ ngày 14-4-2016, bà nhận điện thoại của một người xưng là S. – người quen của gia đình, nói rằng đang đi nước ngoài thăm con. Nghe giọng thấy giống bạn mình, lại nói đúng nhiều chuyện trong gia đình, bà T. hoàn toàn tin tưởng người đang nói chuyện là bạn mình. Sau đó, người này nói hiện tại gia đình đang có người cháu ở miền Tây bị tai nạn giao thông, cần một số tiền để chữa trị gấp và nhờ bà T. chuyển tiền vào tài khoản của người cháu, hứa rằng khi nào từ nước ngoài về sẽ gửi trả lại. Tin lời, bà T. chuyển số tiền 45 triệu đồng vào tài khoản do S. cung cấp.
Sau đó, viện lý do người cháu cần tiền để bồi thường người bị hại, người này tiếp tục gọi điện thoại nhờ bà T. chuyển tiền để người cháu giải quyết vụ việc. Tổng cộng bà T. đã chuyển thêm 450 triệu đồng. Sau đó, bà T. gọi điện cho người bạn của mình mới phát hiện ra bị lừa, vì người bạn này nói vẫn ở Việt Nam và không gọi điện cho bà T. những ngày vừa qua.
Được biết nhiều người bị hại cũng bị lừa với thủ đoạn tương tự. Điểm chung của những vụ lừa đảo này là người bị hại đa số là phụ nữ, người lớn tuổi; đối tượng gọi điện thoại có giọng nói gần giống với người thân của họ.
Vào cuộc điều tra, Đội 8 Phòng PC46 phát hiện Phạm Văn Ngoan chính là đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo trên. Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã thi hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Phạm Văn Ngoan. Tại cơ quan công an, Ngoan khai nhận từ đầu năm 2016 đã thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách gọi điện đến số điện thoại nhà riêng của nhiều người, giả làm người thân của họ để vay mượn tiền và rút ra chiếm đoạt. Ngoan khai không quen biết những người bị hại mà chỉ bằng khả năng “khai thác” thông tin qua trò chuyện điện thoại với người bị hại, Ngoan đã khiến họ tin tưởng mình là người thân, người quen. Đáng chú ý, Ngoan thường dùng lý do mượn tiền là để chữa bệnh, cấp cứu người bị tai nạn… nhằm đánh vào lòng tốt của người bị hại, khiến họ dễ dàng bị thuyết phục rồi gửi tiền cho Ngoan. Ngoan khai, những tài khoản thẻ ATM, những thông tin về số điện thoại bàn, tên tuổi người bị hại được Ngoan mua từ nhiều đối tượng không rõ lai lịch tại Bến xe Miền Tây.

Tang vật trong vụ án bị thu giữ

Hiện Cơ quan công an đã xác định được hơn 10 bị hại của đối tượng Phạm Văn Ngoan, với số tiền bị lừa lên đến hơn 1 tỷ đồng. Cơ quan công an cũng khuyến cáo các cá nhân không cung cấp CMND, thẻ tài khoản để các đối tượng sử dụng thực hiện hành vi lừa đảo; nếu bị phát hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những người dân bị lừa với thủ đoạn tương tự đề nghị liên hệ với Đội 8 Phòng PC46 Công an TPHCM tại địa chỉ 324 Hòa Hưng phường 13 quận 10, điện thoại (08)38640508 để trình báo.

ÁI CHÂN (SGGP)

Bình luận (0)