Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giá gạo tăng vọt sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ

Tạp Chí Giáo Dục

Giá gạo trắng thông dụng 5% tấm đang tăng giá mạnh sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, các bên giao dịch thận trọng chờ thiết lập mặt bằng giá gạo…
Ngày 24-7, một thương nhân xuất khẩu gạo tại ĐBSCL cho biết các loại gạo trắng thông dụng (OM18, IR50401) vừa tăng thêm 500 đồng/kg gạo nguyên liệu sau khi Ấn Độ chính thức có lệnh cấm xuất khẩu một số loại gạo.
Trước đó, khi có tin đồn Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo thì mặt hàng này đã tăng 500 đồng/kg.
Như vậy từ khi xuất hiện tin đồn đến nay, giá gạo nguyên liệu trong nước đã tăng 1.000 đồng/kg. Quy ra giá xuất khẩu, gạo 5% tấn đã tăng khoảng 50 USD/tấn, tương đương khoảng 580 – 590 USD/tấn.
"Doanh nghiệp (DN) nào có sẵn hàng trong kho thì mới mạnh dạn chào giá và ký hợp đồng. Còn lại tiếp tục chờ mặt bằng giá được xác lập" – thương nhân này nói.
Đây là mức giá rất cao khi giá bình quân gạo xuất khẩu của Việt Nam 5 tháng đầu năm là 539 USD/tấn, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Giá gạo tăng 50 USD/tấn, giao dịch thận trọng - Ảnh 2.
Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo ảnh hưởng lớn đến thương mại gạo toàn cầu

Cũng theo thương nhân này, Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới, chiếm đến 40% thương mại toàn cầu nên có thể nước này chỉ cấm xuất khẩu tạm để ổn định giá gạo trong nước. Sau đó, Ấn Độ sẽ dỡ bỏ dần lệnh cấm trước sức ép an ninh lương thực nhiều nước.
Bà Phan Mai Hương, đồng sáng lập Công ty SSResource Media Pte.Ltd (Singapore), đơn vị xuất bản trang tin SSRicenews.com chuyên cung cấp thông tin và phân tích thị trường lúa gạo thế giới, cho hay hiện cả bên mua và bên bán gạo đều do dự, chưa vội ra quyết định.
"Nhiều DN thậm chí còn không dám chào giá khi không có sẵn gạo trong kho. Một số chào giá lên đến 600 USD/tấn để dự phòng" – bà Hương nói.
Cũng theo bà Hương, gạo Việt Nam hưởng lợi về giá khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo nhưng không được nhiều vì nguồn cung gạo Việt Nam bị giới hạn. Dự kiến năm nay sản lượng gạo dành cho xuất khẩu của Việt Nam khoảng 6,5 triệu tấn nên những tháng cuối năm chỉ còn khoảng 2,5 triệu tấn.
Trong khi đó, một số DN đã ký hợp đồng trước đó rất khó khăn khi phải thu mua gạo giá cao để giao dẫn đến hiệu quả kinh doanh kém, thậm chí là lỗ.
Trước đó, ngày 20-7, Ấn Độ thông báo chính thức cấm xuất khẩu gạo (trừ gạo đặc sản basmati),việc này không chỉ anhđến các DN Việt Nam nhập khẩu gạo Ấn Độ mà cả xuất khẩu gạo.
V.Ngọc (theo NLĐ)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)