Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Giá gas “nhảy múa”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nghị định 107/2009/NĐ-CP về quản lý, kinh doanh khí hóa lỏng (gas) có hiệu lực từ ngày 15-1-2010 nhưng thực tế vẫn chưa góp phần bình ổn được giá gas bán lẻ trong nước

Giá gas thế giới giao tháng 3-2010 giảm 12,5 USD/tấn còn 722 USD/tấn so với tháng trước. Nếu căn cứ theo mức giá trên, giá gas bán lẻ trong nước phải giảm ít nhất 4.000 đồng/bình 12 kg. Thế nhưng, nhiều hãng gas vẫn đồng loạt điều chỉnh giá tăng từ 2.000 đồng-10.000 đồng/bình 12 kg, đẩy giá lên 275.000 – 285.000 đồng/bình.

Dù đã có Nghị định 107/2009/NĐ-CP nhưng giá gas trên thị trường vẫn bất ổn. Ảnh: H.Thúy

Không có cơ sở tăng giá
Các công ty kinh doanh gas trong nước giải thích việc giá gas tăng là do tỉ giá tăng thêm 621 đồng/USD, mỗi tấn gas nhập về phải bù thêm 30 USD, trừ đi phần giảm giá vẫn phải chịu mức tăng do chênh lệch tỉ giá là 17 USD/tấn. Một số hãng gas còn cho rằng việc tăng giá như vậy chủ yếu là tăng theo bầy đàn, vì “nếu không tăng giá sẽ bị nói, nghe nhức đầu lắm” – lãnh đạo một doanh nghiệp (DN) gas phân trần
Thế nhưng, đó chỉ là lý giải của các DN thuộc Hiệp hội Gas VN. Còn các hãng gas không cùng hiệp hội lại đưa ra quan điểm khác: Dù tỉ giá USD tăng nhưng giá gas thế giới giảm nên không ảnh hưởng đến giá gas bán lẻ trong nước, vì vậy không thể tăng giá bán trong đợt này.
Nguồn dự trữ gas còn khá nhiều, nếu tăng giá e khó tiêu thụ hết hàng tồn. Đến tháng 4 mà vẫn còn lượng hàng tồn sẽ bị lỗ nhiều hơn vì vào mùa nóng (bắt đầu từ tháng 4), nhu cầu sử dụng gas giảm khiến giá thế giới sẽ giảm thêm.
Thêm một dẫn chứng do giới am hiểu thị trường đưa ra cho thấy giải thích của các DN gas thuộc hiệp hội không thuyết phục là: đối với các đơn vị nhập khẩu gas, tỉ giá tăng không ảnh hưởng nhiều đến việc điều chỉnh giá bán lẻ vì cả năm qua các DN đã phải mua USD với giá cao (có thời điểm lên đến 19.500 đồng/USD) nên cũng cân đối mặt bằng giá bán lẻ theo tỉ giá USD.
Việc tăng tỉ giá chỉ tác động đến những DN mua gas từ nhà máy Dinh Cố và nhà máy Dung Quất do giá gas của hai nhà máy này bán theo giá thế giới (tính bằng USD) và thanh toán bằng tiền đồng VN theo tỉ giá liên ngân hàng nên giá mua vào sẽ cao hơn.
“Tuy nhiên, khi tỉ giá thấp, các DN mua gas trong nước được hưởng lợi nhiều so với các DN nhập khẩu gas nhưng không giảm giá bán mà nay tăng giá theo tỉ giá là không công bằng với người tiêu dùng” – một chuyên gia về thị trường gas nhận xét.
Người tiêu dùng chịu thiệt
Dù Nghị định 107/2009/NĐ-CP về quản lý kinh doanh gas đã có hiệu lực gần 2 tháng qua (áp dụng từ ngày 15-1-2010) nhưng thực tế vẫn không quản lý được giá gas mà còn tác động bất lợi cho thị trường.
Theo nhiều DN kinh doanh gas, chính quy định đối với các DN muốn kinh doanh mặt hàng này phải đáp ứng các điều kiện kèm theo như có kho chứa từ 800 m³ trở lên, 300.000 vỏ bình… đã gây ảnh hưởng cho 50 DN kinh doanh gas không có khả năng đầu tư theo yêu cầu và chỉ còn các hãng gas lớn hoạt động sẽ không loại trừ việc một số hãng gas “bắt tay” nhau làm giá.
Thêm nữa, quy định buộc các cửa hàng chỉ được phép kinh doanh 3 nhãn hiệu vừa triệt tiêu tính cạnh tranh khiến người tiêu dùng không có điều kiện lựa chọn nhiều sản phẩm,0 vừa tạo cho đại lý kinh doanh hưởng mức lợi nhuận cao (nếu không đại lý sẽ chuyển qua kinh doanh các nhãn hiệu khác).
Theo ông Nguyễn Quang Trung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MT Gas, giá gas của công ty giao cho đại lý là 240.000 đồng/bình 12 kg. Với giá bán lẻ 265.000 đồng/bình, đại lý được hưởng hoa hồng 25.000 đồng/bình.
Còn ông Trần Trung Nhật, Giám đốc Công ty Thái Dương (nhãn hiệu Sunpetro Gas), với giá bán lẻ là 260.000 đồng/bình, đại lý lời 33.000 đồng/bình và còn rất nhiều nhãn hiệu có mức chênh lệch lên đến 40.000 đồng – 50.000 đồng/bình 12 kg. Dù biết đây là mức lợi nhuận quá cao nhưng hầu hết DN không thể làm gì khác, kết cục là người tiêu dùng phải chịu thiệt thòi.

Kiến nghị giảm thuế nhập khẩu nội địa
Hiện nguồn gas từ nhà máy Dinh Cố, nhà máy Dung Quất và Tổng Công ty khí đã đáp ứng được khoảng 75% – 80% nhu cầu thị trường, nhiều công ty kinh doanh gas trong nước dù mua nguồn gas này vẫn phải đóng thuế nhập khẩu là 5%.
Giới kinh doanh gas cho rằng mức thuế này là bất hợp lý vì nếu tính thêm thuế nhập khẩu vào giá sản phẩm thì với mỗi bình gas, người tiêu dùng phải trả thêm gần 10.000 đồng.
Ông Nguyễn Sĩ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas VN, nhận xét: Trong tháng 3, hiệp hội sẽ có cuộc họp để kiến nghị Chính phủ cho phép giảm mức thuế xuống 0% hoặc 2%.
 LONG GIANG / NLĐ

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)