Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giá thực phẩm “té nước theo… xăng”: Người lao động “thắt lưng buộc bụng”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

T đu năm đến nay, giá xăng du liên tc biến đng. S ln tăng giá nhiu hơn so vi s ln gim giá. Không nhng thế gim thì nh git vài ba trăm ngàn đng/lít mà tăng t c ngàn, thm chí vài ngàn đng/lít. Đến nay thì giá xăng chm ngưng 30 ngàn đng/lít (RON 95) và E5 RON 92 mc 28.950 đng/lít. Điu đáng nói là c mi ln xăng du tăng giá là kéo theo nhiu mt hàng tăng, nht là nhóm hàng thc phm. Điu này nh hưng trc tiếp đến đi sng ngưi dân…


Ch Nguyn Th Tho cho biết giá rau c mua s đã tăng t 5-20% t sau 11-5

“Cân” bài toán chi tiêu

Nhà có 5 người lớn nhỏ, cứ mỗi tuần chị Nguyễn Thanh Thúy (lô A, chung cư Thanh Đa, Q.Bình Thạnh) đi chợ 2 lần để bổ sung nguồn thực phẩm vào tủ lạnh. Trung bình mỗi lần đi chợ, chị Thúy phải trả khoảng 1 triệu đồng cho các loại rau củ, thịt, cá… nhưng khoảng 2 tuần nay, cũng với lượng thực phẩm như vậy, chị Thúy phải chi thêm 200 ngàn đồng nữa. Đây là khoản tiền không nhỏ với gia đình có điều kiện kinh tế tạm ổn, song là một khoản lớn với những gia đình công nhân, lao động thu nhập thấp.

“Món nào cũng tăng từ 5-20%, mua một, hai món thì thấy không bao nhiêu chứ nhiều món cộng lại thì con số tăng cao lắm. Mua sắm cái gì thì còn tính toán để giảm chi chứ ăn uống thì khó”, chị Thúy nói.

Anh Nguyễn Khắc Sinh – chủ quán bánh cống số 352 Nguyễn Tất Thành (Q.4) – cho biết, trước đây anh mua khoảng 150 ngàn đồng tiền rau nhưng nay phải xấp xỉ 200 ngàn đồng, bởi giá tăng trung bình từ 15-25%. Anh Sinh chia sẻ: “Cái gì cũng tăng, từ dầu ăn, đậu xanh, tôm, thịt, rau xanh, nước mắm… Tôi mới mở quán tại đây, bán một phần bánh hai cái kèm rau xanh chỉ 30 ngàn đồng, không dám tăng giá vì sợ mất khách. Với giá nguyên liệu tăng như hiện nay, phải bán được số lượng nhiều mới trụ nổi”. 

Chị Nguyễn Thị Thảo bán rau củ trên đường Nguyễn Thị Thập, Q.7 cho biết, nếu như hai tuần trước, giá sỉ các mặt hàng rau củ thấp thì nay đã tăng mạnh. Cụ thể trước đây, mướp 3 ngàn đồng/kg, đậu que 15 ngàn đồng/kg thì nay tăng lần lượt là 10 ngàn đồng, 24 ngàn đồng/kg. Cũng theo chị Thảo, giá này là hàng xấu chứ hàng đẹp là giá cao nữa. Từ lúc tăng giá, mua bán chậm hẳn đi. Trung bình mỗi ngày bán trên dưới 50kg rau củ các loại thì nay giảm chỉ còn phân nửa.

Nhiều tiểu thương chợ Xóm Chiếu (Q.4) than sức mua đã yếu lại phải tăng giá nên càng yếu hơn. Chị Hạnh, tiểu thương ở đây nói: “Xăng tăng thì phí vận chuyển tăng theo. Xăng tăng 2 ngàn đồng/lít thì mỗi chuyến xe hàng về chợ tăng từ 50-70 ngàn đồng. Kiểu này chắc phải nghỉ chứ bán không có lãi, chưa kể mùa mưa rau củ hư hao nhiều”.

Thực phẩm đồng loạt tăng giá nên các quán ăn cũng tăng giá theo để bù chi. Nhiều quán ăn đã hai lần điều chỉnh giá, lần thứ nhất là sau Tết Nguyên đán 2022 và lần thứ hai là sau 11-5, tức khi giá xăng tăng chạm ngưỡng 30 ngàn đồng/lít.

Ông Nguyên Văn Còn – tài xế xe công nghệ – cho biết, thường ngày ăn cơm ở quán quen, dĩa cơm sườn nướng chỉ 28 ngàn đồng nhưng hơn tuần nay đã lên 32 ngàn đồng. Trước Tết mua ổ bánh mì thịt chỉ có 15 ngàn đồng, ăn Tết xong lên 17 ngàn đồng và nay đã là 18 ngàn đồng. Ngày ba bữa ăn quán, tằn tiện lắm cũng mất 70-80 ngàn đồng, tiền trọ và điện nước 50 ngàn đồng/ngày trong khi xăng tăng giá mà mỗi ngày chỉ chạy vài cuốc xe thì khó mà sống…

Nên mua hàng bình n

Với mặt hàng thịt, cá các loại theo ghi nhận cũng đã nhích mạnh từ 5-12 ngàn đồng/kg. Như thịt gà công nghiệp, theo tiểu thương, khoảng cuối tháng 4 giá chỉ 45-50 ngàn đồng/kg, tức tương đương với giá bình ổn mà TP đã điều chỉnh tăng nhưng hiện tại đã tăng từ 10-12 ngàn đồng/kg.

Nhiều mặt hàng thiết yếu đồng loạt tăng giá khiến đời sống của công nhân, người lao động thu nhập thấp ở các khu nhà trọ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Chị Lê Thị Út – công nhân may mặc ở P.Tân Thuận Tây, Q.7 – chia sẻ: “Năm 2021 dịch Covid-19 kéo dài, hai vợ chồng mất việc làm nên số tiền dành dụm ít ỏi cũng đã hết. Đi làm lại từ tháng 12-2021 nhưng lương thấp, cả hai cộng lại chỉ 15 triệu đồng/ tháng, trong khi đó phải chi rất nhiều thứ từ nhà trọ, điện nước, ăn uống, gửi về quê cho con đi học… Tháng nào không chạy mượn là may lắm rồi. Thời điểm tháng 4, khu vực này rau củ, thịt cá rẻ lắm nhưng nay rất đắt. Người bán nói do lấy hàng với giá cao thì phải bán cao hơn. Đắt thì mình ăn ít lại, chỉ có cách đó chứ không còn đường nào mà tính”.

Ghi nhận tại các chợ, siêu thị, mặt hàng đồ khô như bún, hủ tiếu, nui, nấm đông cô… giá cũng nhích lên từ 1-5 ngàn đồng/kg, tùy mặt hàng. Tương tự, mặt hàng trứng gia cầm ở chợ cũng đã tăng từ 2-3 ngàn đồng/chục. Tuy nhiên, tại các siêu thị, cửa hàng trứng gia cầm của các cơ sở kinh doanh tên tuổi vẫn ổn định với 30 ngàn đồng/chục trứng gà và 33 ngàn đồng/chục trứng vịt.

Ông Nguyễn Ngọc Trung – Công ty TNHH Thực phẩm Nam Việt – cho biết, do tình hình thị trường biến động mạnh, giá cả hàng hóa điều chỉnh theo chi phí đầu vào là chuyện đương nhiên. Hiện giá nguyên liệu, chi phí đầu vào đang trên đà tăng nên dự báo giá cả các mặt hàng có thể nhích lên nữa trong thời gian tới. Cụ thể ở lĩnh vực nuôi trồng, giá thức ăn gia súc, gia cầm tăng khoảng 20-25%, giá xăng dầu tăng 40% so với trước… bắt buộc doanh nghiệp phải tăng giá.

Tuy nhiên, theo ông Trung, người tiêu dùng nên mua hàng ở các cửa hàng, siêu thị để hưởng lợi từ các chương trình bình ổn giá. “Thực tế sức mua đang yếu, một số doanh nghiệp vẫn có thể “gồng” giá cũ hoặc điều chỉnh tăng nhẹ, chấp nhận giảm lợi nhuận để chia sẻ với người tiêu dùng”, ông Trung gợi ý.

Giao Trn

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)