Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Giá trị của sự sáng tạo trong học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Đêm 7-11-2022 ti Nhà hát Thành ph (TP.HCM), v kch “Mi điu ta chưa nói” do Nhà hát Hng Hc dàn dng và biu din đã cho tôi tht nhiu cm xúc!


Mt tiết ng văn ti Trưng THPT Võ Văn Kit, TP.HCM. Ảnh: Như Hùng

1.Chuyện kịch dẫn dắt từ một hình tượng Robot được lập trình là một người cha rất đỗi thương con. Người cha dù đã mất đi nhưng nhà sản xuất Robot đã xây dựng chương trình cho người cha Robot được sống và cùng đi du lịch với con gái thương yêu của mình trong 7 ngày qua những nơi con gái mình đã từng sống và có nhiều ký ức cùng kỷ niệm đẹp.

Nhưng ấn tượng nhất là lời thoại trong chuyện kịch của cha và con được tác giả biên kịch và diễn viên diễn xuất thật đắt giá thu hút khán giả suốt 2,5 giờ trong khán phòng văn minh, trang trọng.

Lời thoại ấy đã phản ánh rất kịch tính những vấn đề của thời đại giữa hai thế hệ cha và con, đồng thời thể hiện được khá sâu sắc tình cha con vô bờ bến. Thông điệp của tác phẩm là thế hệ trẻ có cuộc sống của tuổi trẻ, không tiêu cực, thụ động, ỉ lại, chờ đợi nhưng không được phủ nhận thế hệ trước; không ai có thể ngăn cấm sự chăm sóc của đấng sinh thành vì tình yêu thương mang tính bản năng của con người trong cuộc sống.

Kịch bản đã chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Marc Levy, người Pháp, ông cũng đến thăm Việt Nam và có mặt trong đêm diễn nói trên.

2.Lâu lắm tôi mới được xem một vở kịch có giá trị như vậy, trên đường về tôi suy nghĩ nhiều đến vai trò giáo dục của mình. Nội dung giáo dục ngày nay không thiếu nhưng cái thiếu hiện nay là hình thức chuyển tải nội dung ấy đến với người được giáo dục chưa thật sự sáng tạo, hấp dẫn, thậm chí đôi khi còn quá thô thiển và nặng nề!

Nội dung giáo dục thế hệ trẻ là phải sống tích cực, chủ động và biết làm chủ cuộc sống của mình nhưng đồng thời không được lạnh lùng phủ nhận thế hệ trước dù thế hệ trước có chậm chạp và đôi khi lỗi thời. Tác giả đã sáng tạo hư cấu rất thông minh, có tính hấp dẫn cao và phù hợp với ngôn ngữ của thời đại về công nghệ thông tin. Robot là hư cấu được chọn lựa của tác giả không lặp lại một giấc mơ hay hồn ma như những tác phẩm của thế hệ trước đã lôi cuốn người xem trong khoảnh khắc cực kỳ quan trọng của một người thân đã mất đi được sống lại trong 7 ngày để tâm sự trong tình cha con yêu quý.

Trong quá trình dạy học, tôi đã từng được nghe nói nhiều về tính nghệ thuật của nhà giáo. Nhà giáo với những phẩm chất sư phạm của mình, xã hội đã tôn vinh thành truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Nhà giáo ngoài tính chất là khoa học với trách nhiệm phổ biến truyền tải kiến thức khoa học, nhà giáo có thiên chức lan tỏa giá trị nhân văn trong xã hội, nhà giáo còn có năng lực sáng tạo mang tính nghệ thuật để cảm hóa người học đến với chân thiện mỹ trong cuộc sống.

3.Nói đến nghệ thuật là nói đến sáng tạo, nhưng hầu như cuộc sống thực tế của nhà giáo chúng ta đang bị giới hạn về lĩnh vực này do quá nhiều những đa đoan đang chiếm dần không gian và thời gian của nghệ thuật. Xã hội đang nhìn nhận nhà trường dưới góc độ của thi cử, của sự tranh luận về xuất bản và phát hành sách giáo khoa, của những sự bất đồng giữa phụ huynh và nhà trường…

Tôi rất vui khi môn ngữ văn ở TP.HCM đã biết đặt vấn đề để học sinh quan sát, suy nghĩ về cuộc sống và dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt ý tưởng của bản thân, tính nghệ thuật trong văn chương đã có cơ hội hình thành trong học sinh.

Và niềm vui còn lớn hơn nhiều khi Bộ GD-ĐT có chủ trương “Dạy học phát triển năng lực người học” ngay trong năm học này ở bậc trung học. Ngọn lửa sáng tạo của môn ngữ văn tại TP.HCM không còn lo sợ về sự đơn độc mất đi mà còn có cơ hội lớn để phát triển, để hình thành con người độc lập, tư duy, sáng tạo trong thế hệ trẻ của đất nước ở một tầm cao mới.

Thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, tôi như được tiếp thêm năng lượng để nghĩ về nhà trường, về thiên chức nhà giáo chúng ta với những triển vọng phát triển sáng ngời và đúng hướng. Xin được trân trọng gửi đến quý bạn đồng nghiệp tâm sự này nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 2022.

TS. Hunh Công Minh
(Nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM)

Bình luận (0)