Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giá xăng dầu tăng cao, người lao động chật vật

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Giá xăng du liên tc tăng cao trong nhng ngày qua. Theo đó nhiu mt hàng cũng tăng vt khiến công nhân, lao đng nghèo cht vt.


Giá xăng du liên tc tăng

Hàng hóa tăng theo giá xăng du

Khảo sát giá cả nhiều mặt hàng thực phẩm tại một số chợ, chúng tôi ghi nhận giá cả bắt đầu tăng theo giá xăng dầu. Chẳng hạn, giá cải thảo từ 25.000 đồng/kg lên 30.000 đồng/kg, rau tần ô từ 45.000 đồng/kg lên 60.000 đồng/kg, các loại cà chua, bông cải (súp lơ) xanh… tăng bình quân từ 5.000-15.000 đồng/kg.

Thực phẩm mua vào tăng nên các quán ăn cũng đang tính toán để tăng giá theo. Chị Tô Thị Bích Huyền (chủ tiệm mì vịt tiềm Ba Huy, Q.Tân Bình) cho biết, trước đây, vịt được mối giao 65.000 đồng/kg nhưng từ khi xăng tăng giá, vịt cũng tăng lên 75.000 đồng/kg. Trong khi đó cải ngọt cũng tăng từ 30.000 đồng/kg lên 60.000 đồng/kg. “Mì tôi bán giá ổn định cả năm nay. Mì vịt tiềm tô góc tư đùi giá 70.000 đồng; mì đùi 55.000 đồng; mì ức giá 45.000 đồng. Nay vịt, cải tăng giá chúng tôi đang tính toán không biết có nên tăng giá hay không. Nếu tăng giá thì sẽ mất khách, còn không tăng thì bán không có lời”, chị Huyền đắn đo.

Nhiều tiểu thương ở các chợ cho biết, chủ xe vận chuyển hàng hóa đã thông báo việc tăng giá cước vận chuyển từ các tỉnh miền Tây về TP.HCM.

Chị Đào Thị Kim Cương (tiểu thương chợ Bà Quẹo, Q.Tân Bình) cho hay: “Trước đây, chi phí vận chuyển mặt hàng trái cây từ Sóc Trăng lên TP.HCM là 1.000 đồng/kg, nay tăng lên 3.000 đồng/kg. Mỗi chuyến người nhà gửi lên TP.HCM 200kg (đu đủ, chuối, cam…) tôi chỉ trả cước phí là 200.000 đồng. Ví dụ đu đủ chín mua ở quê 10.000 đồng/kg lên TP tôi có thể bán lại 15.000-20.000 đồng/kg, trừ chi phí này kia cũng có lời, cuộc sống ổn định. Hiện tại, tôi phải trả cước phí vận chuyển gấp 3 lần, tức 600.000 đồng/200kg. Nếu tôi tăng giá thì hàng hóa sẽ lên rất cao, bán không được. Tôi rất mong chi phí vận chuyển trở lại như trước đây. Như vậy may ra việc buôn bán mới ổn định”.

Xăng dầu là một trong những mặt hàng được sử dụng trong hầu hết các ngành sản xuất, vận chuyển cho nên việc tăng giá hàng hóa cũng dễ hiểu.

Anh Hoàng Tuấn Anh (tài xế nhà xe Tấn Lợi, chuyên vận chuyển hàng hóa từ tỉnh Hậu Giang lên TP.HCM) cho biết: “Trước đây, xăng dầu rẻ, chúng tôi đổ tầm 1 triệu đồng cho chiếc xe tải là chạy đủ cho một chuyến hàng. Bây giờ xăng lên giá, chúng tôi phải đổ khoảng 1,5 triệu tiền xăng thì mới chạy đủ. Vì vậy buộc chúng tôi phải tăng phí vận chuyển. Phí vận chuyển tăng thì hàng hóa bán ra cũng phải tăng lên, thiệt thòi nhất vẫn là người tiêu dùng”.

Doanh nghiệp vận chuyển hành khách cũng lao đao với giá xăng dầu hiện nay. Anh Phạm Văn Hà (nhà xe Duyên Hà) cho biết, xe anh chạy có 40 chỗ ngồi đi từ Bến xe Miền Đông về Bến xe liên tỉnh Đắk Nông. “Hồi trước giá dầu chưa tăng đổ khoảng 2,5 triệu đồng là đủ chạy một chuyến nhưng bây giờ phải đổ tới 3 triệu đồng. Suốt thời gian dịch bệnh Covid-19, nhất là khi có lệnh tạm ngưng vận tải hành khách hoạt động liên tỉnh nhà xe của chúng tôi “bất động” không có nguồn thu. Khi hết giãn cách xã hội, xe mới hoạt động cầm chừng, mỗi chuyến chỉ 3-4 hành khách. Giờ lượng khách đã ổn định, nhưng xăng dầu tăng giá mạnh, nhà xe lại khốn khổ”, anh Hà buồn bã nói.

Lao đng nghèo cht vt

Giá xăng dầu tăng đã ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là những lao động nghèo, thu nhập thấp.

Cầm 100.000 đồng đi chợ, chị Trần Hồng Cúc (công nhân may Q.Bình Tân) đắn đo không biết mua gì vì đụng đâu cũng thấy tăng giá. “Với số tiền đem theo, tôi chỉ mua đủ con cá lóc và đồ nấu canh chua cho cả nhà 3 người ăn cả ngày. Ngay cả tã sữa của con, tôi cũng cắt bớt để tiết kiệm. Đồng lương công nhân của hai vợ chồng chỉ tầm chục triệu đồng nhiều năm nay, không tăng, nhưng thực phẩm, hàng hóa đã tăng giá rất nhiều lần. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của gia đình tôi”, chị Cúc than thở.

Chịu ảnh hưởng nhiều do xăng dầu tăng giá còn có các tài xế xe công nghệ. Anh Trần Cao Hùng (chạy Grab) cho biết, mặc dù xe công nghệ đã được hoạt động trở lại, song lượng người đặt di chuyển không nhiều. Để có thu nhập, anh đăng ký thêm ứng dụng nhận giao thức ăn. “Hồi trước, xăng còn rẻ tôi đổ 80.000 đồng là chạy được cả ngày, hiện xăng tăng quá phải đổ 100.000 đồng mới đủ chạy. Giá xăng tăng cao khiến tôi và các đồng nghiệp không dám chạy lòng vòng tìm khách hay đơn hàng như trước đây vì sợ không đủ tiền đổ xăng, chạy không đủ quy định sẽ bị phạt. Các chi phí phải chi trả vẫn như cũ, nguồn thu thấp, chúng tôi còn lo lắng thời gian tới nhiều mặt hàng khác cũng sẽ tăng theo giá xăng”, anh Hùng lo lắng.


Ngưi lao đng phi đn đo nhiu khi đi ch vì hàng hóa tăng theo giá xăng

Vừa giao xong đơn hàng ở Q.10, anh Lâm Đình Chí (tài xế Ahamove) đậu xe bên vỉa hè nghỉ ngơi, nhắc đến chuyện giá cả tăng, anh than thở: “Giá xăng mấy bữa nay tăng cao nhưng giá giao hàng đâu có tăng, vẫn nguyên như lúc trước dịch. Bây giờ chỉ mong chạy cho đủ ăn là mừng lắm rồi”.

Anh Chí cho biết, gia đình anh hiện đang sống tại một phòng trọ nhỏ ở Q.10. Khi chưa có dịch, giá cả ổn định thì bữa cơm vẫn có thịt có cá. Bữa nay vừa mới dịch xong, tiền bạc không có mà xăng dầu tăng giá, giá hàng hóa cũng cao, ăn rau cũng đắt mà ăn thịt lại càng đắt, nên giờ đi chợ cứ cái gì rẻ thì mua. “Ở trọ nhiều thứ còn phải chi tiêu, bây giờ kiếm được đồng nào là phải cất đồng đó, ăn tiêu tằn tiện để lỡ ốm đau bệnh tật còn có tiền xoay xở”, anh Chí chia sẻ.

Không ít người lao động ngao ngán khi ngay cả rau củ thường ngày giá chỉ vài nghìn đồng, nay đã tăng lên đến 10.000 – 20.000 đồng/kg. Với mức thu nhập hiện nay của phần lớn người lao động, nhất là lao động tự do, việc thu chi hằng ngày đã trở thành bài toán nan giải. Cuộc sống của nhiều người vốn đã khó khăn nay lại càng vất vả, lao đao hơn.

Song H

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)