Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giấc mơ con chữ trên rẫy cà phê

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

“Ngh trng cà phê nhiu lúc thăng trm bi giá c, nhưng vào thi đim hơn 5 năm v trưc, cũng nh đng tin kiếm đưc t cà phê mà v chng tui nuôi 6 đa con hc đi hc. Đi cha m kh vì thiếu ch, bây ch dù cc kh đến my v chng cũng bàn nhau quyết tâm cho con cái ăn hc đến nơi đến chn”, bà H Thi thôn Trm, xã Hưng Tân (huyn min núi Hưng Hóa, Qung Tr) bc bch.

 tui ngoài 60, nuôi hết 6 đa con và 2 cháu vào đi hc, bà H Th Mưi vn luôn nhc nh các cháu ni ngoi ca mình phi chăm ch hc tp

Đi m hôi ly ch cho con

Ngôi nhà cấp 4 của vợ chồng ông Hồ Văn Cài và bà Hồ Thị Mười đối diện cổng trường THCS Hướng Tân, bên con dốc cheo leo. Câu chuyện về hành trình đưa 6 đứa con đến giảng đường đại học của vợ chồng bà Mười và ông Cài như cổ tích thời hiện đại. Cả hai ông bà đều là đồng bào Vân Kiều bên dãy Trường Sơn. Cái nghèo là thứ đầu tiên được nhắc đến mỗi khi nghĩ về chốn rừng thiêng nước độc. Thứ đến là sự thất học một thời sau chiến tranh ly lạc. Ngày hòa bình, ông Cài và bà Mười nên duyên chồng vợ, ít lâu sau họ đón đứa con đầu lòng chào đời. Đó là năm 1978, lúc ấy cuộc sống còn muôn vàn khó khăn. Rồi lần lượt thêm 5 đứa nữa chào đời. Có con rồi ông bà luôn động viên nhau phấn đấu vì con cái. Khát vọng được học sáng con chữ được họ truyền cho các con. “Hồi đó cực lắm, cực không kể hết. Sau này năm 1996, có phong trào trồng cây cà phê, vợ chồng bàn nhau trồng loài cây này để mong có thu nhập cho con ăn học”, ông Cài kể lại.

Nghĩ là làm, ông bà là một trong những hộ gia đình tiên phong ở Hướng Tân trồng cà phê. Vài năm sau, từ mấy trăm gốc cà phê đem lại thu nhập, cuộc sống của gia đình ông bà như sang trang mới. Thấy loài cây này phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, hạt cà phê hái về lại bán được với giá thành cao, nên hai ông bà mở rộng thêm diện tích thành 3ha. “Cũng nhờ cây cà phê mà con cái ăn học đàng hoàng”, ông Cài nói. Vất vả nhưng chưa lúc nào ông bà nghĩ đến chuyện khuyên con nghỉ học. Trái lại, ông bà luôn tạo cho con cảm giác muốn đến trường. Bà Mười kể, những năm còn 6 đứa đến trường, ông bà còn nuôi thêm 2 đứa cháu gọi ông Cài bằng chú ruột vì ba của chúng mất sớm. Cả thảy 8 đứa đến trường.

Có con ch đi tươi sáng hơn

Ngoài giờ học, các con đều tự giác lên nương rẫy phụ ba mẹ làm cỏ và hái cà phê. Mỗi đứa một việc, trọn vẹn cả học lẫn làm. Lần lượt 8 đứa dắt nhau đến cổng trường đại học, ông bà đôi lúc như con thoi giữa mùa con cần học phí. “Nhiều lúc đến kì đóng tiền, vợ chồng thay nhau đi vay mượn bạn bè, bà con để con kịp nộp trước kì thi. Cực lắm nhưng cứ nghĩ đến con lại cố gắng”, ông Cài kể.

Chúng tôi nh mãi li ông H Văn Cài: “B luôn dn các con đến trưng hc cái ch đ biết ch không phi hc đ làm cán b. Có cái ch ri, cuc sng s sáng tươi hơn!”.

Trong căn nhà khang trang nằm ngay trung tâm xã Hướng Tân, tôi để ý thấy có rất nhiều giấy khen về thành tích học tập của các con được ông Cài treo trang trọng trên tường. Ông bảo, nếu không có cây cà phê nhiều năm trước, chắc vợ chồng ông khó nuôi 6 con và 2 đứa cháu ăn học. Ông bảo, cây cà phê với gia đình ông là nợ ân tình. Có lẽ vậy nên khi cà phê rớt giá, mất mùa, ông vẫn giữ lại 2 trong số 3ha cà phê để tiếp tục thâm canh, số còn lại ông chuyển sang thâm canh cam để thay đổi giống cây trồng tránh làm đất bạc màu, vừa có thu nhập đỡ đần cho cà phê lúc yếm thế. Ân tình của ông với cây cà phê vẫn tiếp tục khi ông làm Chủ tịch Hội Cà phê Khe Sanh. Nắng hay mưa, hễ người dân cần là ông lại có mặt tận rẫy cà phê hướng dẫn bà con cách ươm trồng, chăm sóc, thu hoạch, thậm chí hỗ trợ người dân làm thủ tục vay vốn quay vòng, vận động sản xuất cà phê sạch…

Ông Cài tự hào, nhờ cà phê mà con ăn học được đàng hoàng. Trong số 6 đứa con và 2 đứa cháu do ông bà nuôi nấng thì nay có 3 đứa đã là giáo viên đang tiếp tục gieo chữ ở các bản làng vùng cao Hướng Hóa, đứa út còn lại đang theo học đại học ở thành phố Huế. Bà Mười tự hào: “Con gái út Hồ Thị Ly Na cách đây 5 năm cũng đỗ hai trường đại học ở Huế. Cháu chọn ngành y mong trở về bản làng chữa bệnh cho bà con, bớt đi cái hủ tục lạc hậu ốm đau tại giàng bắt rồi cúng bái tốn kém để đuổi con ma bệnh”.

Rời gia đình hiếu học của ông Cài bà Mười chiều muộn. Trên con đường thảm nhựa thênh thang với những rẫy cà phê xanh ngút ngát, tôi hình dung ra giấc mơ của đôi vợ chồng đồng bào Vân Kiều Hồ Văn Cài và Hồ Thị Mười giữa đại ngàn Trường Sơn với những tháng năm nhọc nhằn đổ mồ hồi bên những gốc cây cà phê để viết nên câu chuyện về khát vọng con chữ.

Bài, nh: Phan L

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)