Phải tái cấu trúc nhân lực, phân bổ nguồn lao động hợp lý theo xu hướng phát triển tập trung nền kinh tế công nghệ cao gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
50 đại biểu là chuyên gia kinh tế, lao động, đại diện các trường nghề và lãnh đạo các doanh nghiệp (DN) sẽ tham gia tọa đàm “Giải bài toán nhân lực cho TPHCM” do Báo Người Lao Động tổ chức sáng nay, 11-5. Tọa đàm khép lại diễn đàn cùng chủ đề sau hơn một tháng phát động nhưng nó sẽ mở ra nhiều vấn đề cho việc hoạch định chính sách phát triển nhân lực tại TPHCM.
Đãi ngộ lao động bằng tiền lương và chính sách phúc lợi hợp lý là cách để Công ty
Minh Đức (quận Thủ Đức- TPHCM) ổn định lực lượng lao động. Ảnh: TNO
Minh Đức (quận Thủ Đức- TPHCM) ổn định lực lượng lao động. Ảnh: TNO
Bốn vấn đề cần mổ xẻ
Từ nhiều năm qua, vấn đề thiếu hụt lao động đã được đặt ra, tuy nhiên, chưa bao giờ TP phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động một cách nghiêm trọng như hiện nay. Sự thiếu hụt đang diễn ra ở tất cả các cấp độ: lao động quản lý, lao động kỹ thuật, đặc biệt là lao động phổ thông. Các DN đã bắt đầu nhận thấy rõ hơn lúc nào hết các tác động tiêu cực do thiếu hụt nhân lực gây ra. Thực tế nó đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng nặng nề cho DN và môi trường đầu tư: Hoạt động sản xuất của DN bị trì trệ, nhiều DN không thể đầu tư mở rộng sản xuất; các nhà đầu tư tiềm năng không dám đến TPHCM vì không tìm được nguồn lao động.
Đó cũng là lý do mà diễn đàn “Giải bài toán nhân lực cho TPHCM” đã thu hút nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Đã có trên 100 ý kiến đóng góp từ các nhà quản lý, điều hành DN; cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, các cơ sở đào tạo nghề, các DN tư vấn nguồn nhân lực và từ chính những người lao động (NLĐ). Các ý kiến đi sâu tìm hiểu thực trạng, phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng của TPHCM.
Có 4 nguyên nhân đã được đúc kết và sẽ là những vấn đề được “mổ xẻ” ở tọa đàm lần này; trên cơ sở đó các đại biểu sẽ hiến kế, tìm giải pháp cho vấn đề mang tính chiến lược: Huy động nhân lực cho phát triển kinh tế TP. Thứ nhất, đó là do việc hoạch định chính sách đầu tư của TP chậm chuyển đổi, chủ yếu vẫn là các ngành thâm dụng lao động, công nghệ lạc hậu, giá trị gia tăng thấp. Thứ hai, do việc thực hiện chính sách lao động không đầy đủ, trả lương thấp, xâm hại quyền lợi NLĐ, tiền lương không đủ sống so với giá sinh hoạt đắt đỏ…
Từ đó, đông đảo NLĐ đã rời bỏ TP, trở về các địa phương nơi đã bắt đầu công nghiệp hóa. Thứ ba, trong một thời gian dài, TP phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lực lượng lao động nhập cư, chủ yếu lao động trình độ thấp dẫn đến thiếu tính cạnh tranh, lao động giá rẻ nhưng không có chất lượng khiến DN nản lòng. Thứ tư, vấn đề đào tạo và sử dụng lao động bị “lệch pha”. DN và cơ sở đào tạo không kết nối được “đầu vào” và “đầu ra”, dẫn đến lãng phí nhân lực, tài lực, vật lực vì đào tạo không đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Sử dụng lao động là gốc của vấn đề
Trong các nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt lao động, sự thiếu coi trọng con người được xác định là nguyên nhân cốt lõi nhất. Đa phần ý kiến của giới chuyên môn cho rằng nếu không gỡ được vấn đề này thì trong tương lai, khủng hoảng hay thiếu hụt lao động vẫn cứ đeo đuổi DN. Tác giả Minh Huy, một nhà quản lý tham gia ý kiến trên diễn đàn, nhìn nhận trong suy nghĩ của những ông chủ, bà chủ DN, mục đích tối thượng của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận.
Để tối đa hóa lợi nhuận, họ sẵn sàng cắt giảm lương, thưởng, khẩu phần ăn, bồi dưỡng độc hại, trang bị an toàn lao động, BHYT, BHXH bên cạnh việc trả lương thấp cho NLĐ. Bạn đọc Trịnh Minh Giang (quận Thủ Đức – TPHCM) đưa ra thực trạng với khoảng trên 80% công nhân trực tiếp sản xuất hiện nay tại TPHCM là người đến từ các vùng miền khác. Thế nhưng, cuộc sống của họ lâu nay không được quan tâm đúng mức. Những khó khăn, thiếu thốn từ chỗ ở, ăn uống, giải trí đến nhu cầu tình cảm vẫn không được cải thiện rõ rệt. Một khi những nhu cầu cơ bản không được đáp ứng thì NLĐ không thể gắn bó với DN.
Để tối đa hóa lợi nhuận, họ sẵn sàng cắt giảm lương, thưởng, khẩu phần ăn, bồi dưỡng độc hại, trang bị an toàn lao động, BHYT, BHXH bên cạnh việc trả lương thấp cho NLĐ. Bạn đọc Trịnh Minh Giang (quận Thủ Đức – TPHCM) đưa ra thực trạng với khoảng trên 80% công nhân trực tiếp sản xuất hiện nay tại TPHCM là người đến từ các vùng miền khác. Thế nhưng, cuộc sống của họ lâu nay không được quan tâm đúng mức. Những khó khăn, thiếu thốn từ chỗ ở, ăn uống, giải trí đến nhu cầu tình cảm vẫn không được cải thiện rõ rệt. Một khi những nhu cầu cơ bản không được đáp ứng thì NLĐ không thể gắn bó với DN.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin thị trường lao động và Dự báo nguồn nhân lực TPHCM, cho rằng vấn đề sử dụng lao động là cái gốc của mọi vấn đề. Các DN không nên chạy theo “cơn sốt ảo” về thiếu lao động mà phải đặt vấn đề là hiện nay mình đã đối xử với NLĐ như thế nào để điều chỉnh chính sách sử dụng lao động. Các DN cần giải quyết tốt lao động nội tại. Giải quyết tốt bài toán cung – cầu lao động là giải quyết vấn đề giá nhân công, vấn đề tái cấu trúc nhân lực, phân bổ nguồn lao động hợp lý theo xu hướng TPHCM phát triển tập trung nền kinh tế công nghệ cao gắn với yêu cầu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ông Đỗ Danh Phương, Tổng Biên tập
Báo Người Lao Động: Tạo chuyển biến tích cực trong hoạch định chính sách Nhân lực quyết định thành bại của nền kinh tế. Nhân lực tốt là tiền đề để phát triển DN một cách bền vững. Khép lại diễn đàn bằng tọa đàm, Báo Người Lao Động mong muốn các chuyên gia lao động, các nhà quản lý DN… phân tích, đánh giá và đưa ra những ý kiến xác đáng, thiết thực, góp phần tìm ra phương cách để giải bài toán nhân lực cho TPHCM.
Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc hoạch định chính sách đầu tư cũng như chính sách lao động phù hợp để TPHCM không đánh mất vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, luôn là nơi có môi trường sống và làm việc tốt nhất của NLĐ; góp phần hoàn thành mục tiêu đi trước, về đích trước vào năm 2015.
Ông Cù Hoàng Nông, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Bảo vệ Long Hải:
Chính quyền cần chung tay Phải có sự thay đổi từ DN, trên cơ sở nâng cao năng lực quản trị, tích cực đổi mới công nghệ, nâng cao đào tạo tay nghề cho công nhân nhằm giảm tỉ lệ sử dụng lao động đồng thời tăng thu nhập cho NLĐ. Chính quyền TP cần chung tay, hỗ trợ để các DN thực hiện điều này.
Ông Lê Quang Nghị, chuyên gia dạy nghề:
Không thể cạnh tranh bằng lao động giá rẻ TPHCM là nơi có mức sống cao nhất và các chi phí sinh hoạt cũng cao nên DN muốn tồn tại và phát triển tại TPHCM cần chọn quy trình sản xuất hiện đại, tiên tiến, năng suất cao để đạt hiệu quả cao, trả lương cao; từ đó mới tuyển được người. Không thể cạnh tranh bằng lao động giá rẻ và công nghệ thấp…
|
Duy Quốc/ NLĐ
Bình luận (0)