“Sâm” thốt nốt – bài “thuốc” những tưởng bị thất truyền trong dân gian nay đã được lương y Nguyễn Văn Dậu (tức Hai Dậu, hơn 70 tuổi, hiện ngụ tại đường Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Quận 7, TP.HCM) kế thừa như một trong những liệu pháp giải độc và phục hồi sức khỏe.
Lương y Hai Dậu
“Sâm” thốt nốt nguyên bản (chỉ có 5 vị) do chính ông ngoại của ông Hai Dậu là Phạm Văn Lào học được ở vùng đất Campuchia, từng chữa trị cho hoàng gia Campuchia những năm 1920 và sau này trước khi mất ông đã kịp truyền lại bài “thuốc” quý cho con. Bà Phạm Thị Út sau đó tiếp tục nối nghiệp cha làm “thuốc” cứu người nổi tiếng vùng Tà Keo, Tà Lập, Phnôm Pênh và cũng trong thời gian này ông Hai Dậu đã được mẹ truyền lại nghề. Nguyên liệu của bài “thuốc” ban đầu bao gồm: rễ, trái, bông thốt nốt cộng với hai vị thuốc được lấy tại vùng biên giới Camphuchia – Thái Lan và thời gian sau này qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu ông đã đưa thêm 5 – 7 vị khác (sâm tam thất, cam thảo, linh chi, thổ phục linh, thổ bạch long….) ngoài công dụng chính là giải độc mát gan, “sâm” thốt nốt còn giúp bồi bổ cơ thể, hồi phục hệ miễn dịch, giúp người bệnh có thể ăn ngủ được và nhờ vậy sức khỏe được tăng cường.
Cây thốt nốt
Chia sẻ thêm về bài “thuốc” này, lương y Hai Dậu nhấn mạnh: “Bài thuốc gia truyền này có thể hiểu như một dạng thực phẩm chức năng kết hợp hỗ trợ điều trị chứ không có tác dụng chữa trị bệnh. Tùy vào bệnh tình, cơ địa từng người, sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định sẽ cho những hiệu quả khác nhau và với bài thuốc này thì người bình thường cũng có thể uống được”.
"Thuốc" đã được đóng thành phẩm
“Sâm” thốt nốt đã được Sở Y tế tỉnh An Giang kiểm nghiệm, chứng nhận an toàn và hiện tại, bài “thuốc” đang được giới chuyên ngành phân tích, nghiên cứu sâu hơn về công dụng cũng như hiệu quả mà nó mang lại trong vấn đề hỗ trợ điều trị các bệnh nan y (HIV, các bệnh về gan và ung thư). Mặt khác, để bào chế “sâm” thốt nốt, gia đình ông đã phải cất công lặn lội khắp nơi nhằm kiếm tìm nguồn nguyên liệu – dược liệu tuy nhiên với tâm nguyện “làm việc thiện cứu người” nên các bệnh nhân nghèo đều được ông Hai Dậu hỗ trợ cấp phát “thuốc” miễn phí. Các bệnh nhân có thể liên hệ với lương y Hai Dậu qua số đt: 0918.950.548 hoặc anh Ngô Danh – 0908.673.339 để được tư vấn cách thức sử dụng loại “sâm” đặc biệt này.
Hải Hồ
Tin liên quan
Sáng 15-11, Bảo tàng Tôn Đức Thắng phối hợp cùng Khoa Truyền thông và Khoa Di sản văn hóa Trường ĐH Văn...
Trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI, và...
Tối 13-11-2024, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP.Sóc Trăng, trong không khí hân hoan, UBND tỉnh Sóc Trăng trang trọng tổ chức...
Ngày 12-11, Liên hoan Sân khấu TP.HCM lần 1 năm 2024 với chủ đề “Khát vọng phương Nam” đã khai mạc tại...
Bình luận (0)