Ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể xác lẫn trí óc của con người. Ngủ nhiều quá mức cũng có hại giống như ngủ ít.
Tất cả động vật trên thế giới đều cần phải ngủ, một số ngủ nhiều hơn số khác. Từ lâu giới khoa học luôn đặt rất nhiều câu hỏi xung quanh chuyện ngủ
Nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ – Ảnh: Shutterstock
|
nghê tưởng chừng như hết sức tự nhiên này. Tại sao chúng ta cần phải ngủ? Liệu việc ngủ có ý nghĩa nhiều hơn là hành động cần thiết để làm đẹp da? Chúng ta có thể chết nếu bỏ qua thói quen này hay không? Và ngủ bao nhiêu thì vừa đủ?
Hầu hết sinh vật đều phải ngủ
Trong tự nhiên, các loài bò sát, chim chóc và động vật có vú đều ngủ. Điều này có nghĩa là chúng sẽ rơi vào tình trạng mất ý thức về hoàn cảnh xung quanh trong một thời gian. Một số loài cá và loài lưỡng cư giảm khả năng phòng bị khi ngủ nhưng không bao giờ rơi vào trạng thái vô ý thức giống như những loài có xương sống phát triển cao hơn. Riêng đối với con người, theo BS. Đào Trần Thái, Trưởng bộ môn Tâm thần, ĐH Y dược TP.HCM, chúng ta dành đến 1/3 cuộc đời cho chuyện ngủ.
Các loài khác nhau có cách ngủ khác nhau. Một số loài, như con người chẳng hạn, thích ngủ một lèo nhiều giờ liền. Các loài khác, như chó, lại thích ngủ từng giấc ngắn. Khi nghiên cứu đến sóng não, các nhà khoa học phát hiện loài bò sát không bao giờ mơ, chim chóc mơ chút ít, còn loài có vú thì lúc nào cũng mơ khi ngủ.
Vì sao ai cũng phải ngủ?
Hãy thử xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không ngủ đủ:
* Mất một đêm không ngủ chẳng gây chết người gì cả. Có điều người đó sẽ tỏ ra bực bội vào hôm sau và sẽ bị chậm chạp, dễ mệt hoặc bị căng thần kinh.
* Nếu một người không ngủ 2 đêm liền, tình trạng tệ dần. Khó tập trung, mắc lỗi thường xuyên.
* Sau 3 đêm thức trắng, người đó sẽ bắt đầu bị chứng ảo giác và không thể suy nghĩ rõ ràng. Thí nghiệm cho thấy những con chuột bị buộc phải thức liên tục sẽ chết dần, chứng tỏ tầm quan trọng vô cùng của giấc ngủ.
Một người chỉ ngủ được vài giờ trong đêm cũng có thể mắc phải những tình trạng tương tự như trên. Hai chất nữa được biết sẽ sinh ra trong khi ngủ, đó chính là hormone tăng trưởng của trẻ em và các hóa chất cần thiết cho hệ miễn nhiễm của cơ thể. Bạn sẽ dễ mắc bệnh nếu không ngủ đủ và sự phát triển của trẻ sẽ bị đình trệ nếu trẻ thiếu ngủ. Bên cạnh đó, có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích tại sao con người cần phải ngủ, như là giấc ngủ cho cơ thể có thời gian thay thế các tế bào lão hóa hoặc chết; não có cơ hội tổ chức và lưu trữ ký ức; giảm sự tiêu thụ năng lượng…
Hầu hết người trưởng thành cần từ 7 đến 9 giờ để ngủ mỗi đêm. Số giờ ngủ cũng dao động tùy theo độ tuổi. Trẻ sơ sinh có thể ngủ đến 20 giờ/ngày. Ở trẻ 4 tuổi là 12 giờ/ngày. Đến 10 tuổi, thời gian giảm xuống còn 10 giờ. Người già thường chỉ ngủ từ 6-7 giờ/ngày.
Hãng tin AFP dẫn nghiên cứu của Đại học Warwick (Anh) cho thấy ngủ ít chừng nào thì nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và cao huyết áp càng tăng chừng đó. Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày đối mặt với nguy cơ chết sớm cao hơn những người ngủ đủ giấc, mặc dù các chuyên gia cũng tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng chết sớm với ngủ hơn 9 giờ mỗi ngày. Cuộc nghiên cứu này, được thực hiện với sự hợp tác của Đại học Federico II (Ý), đã tổng hợp các cuộc nghiên cứu trong hơn 1 thập niên, với sự tham gia của hơn 1,3 triệu người trên toàn thế giới.
Những mẹo vặt để cải thiện giấc ngủ: * Tập thể dục thường xuyên *Không nên uống caffeine sau 4 giờ chiều. Tránh những thứ như thuốc lá sau giờ đó * Không nên uống rượu trước khi ngủ * Cố gắng giữ thói quen đi ngủ và dậy đúng giờ, ngay cả vào cuối tuần |
Hạo Nhiên / TNO
Bình luận (0)