Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Giải Nobel kinh tế 2013 và lý thuyết thống trị của người Mỹ

Tạp Chí Giáo Dục

Giải Nobel Kinh tế học năm nay (2013), vừa được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao cho Eugene Fama và Lars Peter Hansen, ĐH Chicago, Illinois, Mỹ và Robert J. Shiller, ĐH Yale, New Haven, Mỹ về dự báo giá tài sản dài hạn (Trendspotting in asset markets).

Theo wikipedia.org, tính tới năm 2013, thì số giải thưởng Nobel kinh tế mà người Mỹ được giải là 50,5 so với quốc gia về nhì là Liên hiệp Anh được 8,5 giải thưởng, quốc gia về thứ ba và tư lần lượt là Na uy và Thụy Điển với các giải thưởng lần lượt là 3 và 2.

Th.S, NCS Trần Thanh Hải Hiệu trưởng trường Cao đẳng Viễn Đông (thứ 3, từ trái sang) và GS. P. Krugman (thứ 5), giải Nobel kinh tế 2008.

Như vậy có thể nói, các nhà khoa học kinh tế người Mỹ, cho dù là người nhập cư, nhưng môi trường nghiên cứu và thực tiễn tại Mỹ đã giúp cho họ dễ dàng đoạt giải thưởng lớn này dù rằng cơ quan quyết định giải thưởng thuộc một quốc gia Bắc Âu là Thụy Điển.
Không khó ngạc nhiên, trước hết bởi vì Mỹ là quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh nhất thế giới. Các công cụ tài chính, các ngành khoa học cơ bản phục vụ cho nền kinh tế được ứng dụng rất mạnh (John Hick và K. Arrow năm 1972; R. Solow năm 1987). Mặt khác, do có nền kinh tế phát triển cao nên mọi mặt, mọi khía cạnh của khoa học kinh tế sáng tạo đều có thể được áp dụng, trải nghiệm trước khi được công bố (R. Merton và M. Scholes năm 1997).
Kế tiếp, là quốc gia có thu nhập quốc dân lớn nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người trong nhóm cao nhất thế giới, các nghiên cứu tác động kinh tế vào hành vi con người của các nhà kinh tế Mỹ thường không có đối thủ cạnh tranh (G. Becker năm 1992).
Ngoài ra, với chủ thuyết ‘thực dụng’, các giáo sư người Mỹ cũng là những nhà tiên phong sử dụng khoa học cơ bản, đặc biệt là toán, tin học để định lượng trong các nghiên cứu về thể chế chính sách kinh tế và tài chính (John Hick và K. Arrow năm 1972; W. Leontief năm 1973; và J. Nash năm 1994).
Cuối cùng, với sức mạnh và sự ổn định của đồng USD cùng với tiềm lực chi phối các chính sách kinh tế quốc tế quan trọng các giáo sư người Mỹ cũng thành công trong việc đưa ra các mô hình lượng giá kiểu Mỹ đối với thế giới (M. Friedman năm 1976; và P. Krugman 2008).

Th.S NCS. Trần Thanh Hải
Hiệu trưởng Cao đẳng Viễn Đông

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)