Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Giải pháp công nghệ giao thông thông minh

Tạp Chí Giáo Dục

các nưc trong khu vc và thế gii, vic áp dng công ngh, gii pháp cho giao thông đã đưc thc hin t rt lâu, trong khi đó ti Vit Nam, đc bit là TP.HCM vn còn giai đon th nghim.

Các chuyên gia, nhà khoa hc cho rng, TP.HCM cn áp dng gii pháp công ngh giao thông thông minh ti các qun, huyn

Đó là nhận định của chuyên gia giao thông, đại diện nhóm nghiên cứu đến từ các trường ĐH, tập đoàn, quận, huyện tại TP.HCM khẳng định tại Hội thảo khoa học “Giải pháp công nghệ cho đô thị thông minh”.

Công ngh nhn din phương tin vi phm giao thông

Việc ứng dụng, triển khai công nghệ giao thông thông minh được đại diện các quận, huyện cho rằng là yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là các quận huyện cửa ngõ, địa bàn có KCX-KCN với mật độ phương tiện lưu thông cao.

Các nhà khoa học, chuyên gia cũng cho biết, ở các nước phát triển, việc quản lý giao thông cũng áp dụng công nghệ kết nối camera đặt ở các điểm, giao lộ với trung tâm điều hành như chúng ta đang triển khai ở một số quận, huyện. Hệ thống này dễ dàng nhận diện biển số xe các trường hợp chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ và báo về trung tâm điều hành. Đây là giải pháp tích hợp góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao ý thức của người dân và đặc biệt là có thể giảm bớt người làm công tác xử lý vi phạm trực triếp tại các tuyến đường, giao lộ.

TS. Hà Việt Uyên Suynh (Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM) – thành viên nhóm nghiên cứu của trường cho biết đã phát triển giải pháp giám sát qua hệ thống camera giao thông tại tuyến đường Võ Văn Kiệt và kết quả thử nghiệm ngoài mong muốn. “Trong điều kiện bất lợi như lưu lượng xe đông, thiếu ánh sáng thì hệ thống giám sát này vẫn có thể nhận diện phương tiện tham gia lưu thông theo thời gian thực chính xác khoảng 85%. Ngoài ra hệ thống này còn phát hiện, nhận diện biển số xe đậu, đỗ xe không đúng nơi quy định, phát hiện xe chạy ngược chiều, vượt đèn đỏ”, TS. Suynh nói đến ưu điểm của giải pháp.

Đại diện quận 12 cũng nêu khó khăn trong ứng dụng công nghệ giao thông thông minh. Trong đó nhấn mạnh xử lý thông tin thu thập còn nhiều hạn chế khi hiện nay chưa có quy trình chuẩn, thống nhất giữa các quận, huyện. Trước băn khoăn của các địa phương, Giám đốc điều hành Infosoft – ông Trần Ngọc Du đề xuất cần có chuẩn quản lý hành chính cùng với hệ thống nền thống nhất giữa các địa phương, tránh tình trạng mỗi nơi áp dụng một giải pháp, điều này gây lãng phí mà không giải quyết được vấn đề.

Bãi đậu xe thông minh – giải pháp cho nhu cầu gửi xe theo giờ, gửi xe qua đêm tại các tuyến đường thuộc trung tâm TP cũng được các chuyên gia đề cập nhiều tại hội thảo này. Với giải pháp này, đại diện Tập đoàn Bosch cho biết, khi đến điểm nào đó, tài xế có thể biết được chỗ nào trống để đăng ký đậu xe qua điện thoại có kết nối mạng. Hệ thống này cũng có thể nhận diện chính xác biển số xe ra vào với độ chính xác trên 95%.

Phi tương thích vi điu kin thc tế

Tại hội thảo, các chuyên gia giao thông cũng tán đồng việc triển khai các giải pháp giao thông thông minh ở các tuyến đường được xem là điểm đen giao thông, điểm thường xuyên ùn tắc… Tuy nhiên, công nghệ áp dụng phải tương thích với điều kiện thực tế thì mới phát huy hiệu quả, đồng thời tránh lãng phí đầu tư.

TS. Nguyễn Trường Nguyên (chuyên gia giao thông đô thị) cho rằng, để áp dụng giải pháp công nghệ giao thông thông minh, trước hết phải đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Cụ thể là mạng không dây tốc độ cao, máy chủ xử lý dữ liệu lớn, kết nối cảm biến… với kinh phí không hề nhỏ. “Đầu tư rồi, duy trì hoạt động lâu dài đến đâu, hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào hệ thống quản lý”, TS. Nguyên nói.  

Phát biểu tại hội thảo, Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM Nguyễn Kỳ Phùng nhấn mạnh: Giao thông thông minh là một nội dung của Đề án xây dựng TP.HCM thành đô thị thông minh mà TP đã công bố từ cuối năm 2017. Triển khai nội dung này, nhiều địa phương đã có thử nghiệm, ứng dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ thông minh, tuy nhiên chưa được đồng bộ, hiệu quả chưa cao do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Ông Phùng cũng thừa nhận ứng dụng giải pháp thông minh trong giao thông hiện nay vẫn còn thiếu hệ thống phân tích dữ liệu và dự báo, dữ liệu chưa được chuẩn hóa và cung cấp đầy đủ cho các địa phương. Chính vì vậy, Hội thảo khoa học “Giải pháp công nghệ cho đô thị thông minh” được tổ chức nhằm ghi nhận ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học để có cơ sở áp dụng công nghệ giao thông thông minh hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Bài, nh: T.Anh

Bình luận (0)