Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Giải pháp để hút khách du lịch quốc tế

Tạp Chí Giáo Dục

T khi Chính ph cho phép ngành du lch m ca hoàn toàn đã có nhiu tín hiu tích cc. Lưng khách ni đa tăng đáng k nhưng khách quc tế vn chưa đt đưc con s như mong mun trong khi đây mi là th trưng mà du lch hưng ti. Vì vy, ngành du lch cn phi gp rút có gii pháp khc phc đ kéo khách quc tế tr li.


Các chuyên gia chia s
 ti ta đàm “Gii pháp phc hi và phát trin du lch quc tế ti Vit Nam”

Đó là thông tin tại tọa đàm “Giải pháp phục hồi và phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam” do Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Du lịch TP.HCM tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam năm 2022.

Đy mnh du lch xanh

TS. Nguyễn Anh Tuấn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch) cho rằng, để phục hồi mạnh mẽ và thúc đẩy thu hút khách quốc tế đến Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp quan trọng. Trong đó cần đổi mới chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch chủ động triển khai kế hoạch, đề án phục hồi, phát triển sản phẩm du lịch mới lạ, đặc sắc nhằm thu hút khách du lịch thời gian tới.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp du lịch cần đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư phát triển các loại hình sản phẩm du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe, du lịch trải nghiệm cộng đồng, theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, tăng cường ứng dụng công nghệ vào du lịch nhằm nâng cao hiệu quả vận hành, quản lý, tăng cường sáng tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách du lịch trong giai đoạn mới.

Giải pháp nữa là xây dựng chiến lược hoạch định nguồn nhân lực rõ ràng, rà soát lại tình trạng nguồn nhân lực du lịch, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch thông qua các chương trình đào tạo thực tiễn, triển khai rà soát và xây dựng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực mang tính chuyên sâu, kết hợp đào tạo năng lực về ngoại ngữ, tạo đầu ra nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng hơn nữa đến đào tạo nâng cao năng lực và khả năng thích nghi của nguồn nhân lực với các biến động cũng như môi trường làm việc mới của ngành.

Với góc nhìn của mình, ông Cao Trí Dũng (Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng) cho rằng, việc truyền thông cũng góp phần quan trọng vào việc thu hút khách quốc tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn kênh truyền thông có tầm ảnh hưởng để thực hiện chiến dịch truyền thông số. Chủ động mời hoặc tạo điều kiện cho các nhân vật, Youtuber, Tiktoker, Bloger… quảng bá du lịch.


Đoàn khách qu
c tế đến tham quan ti Bo tàng Lch s TP.HCM

Bên cạnh đó phải luôn có sẵn cơ sở dữ liệu về điểm đến, hình ảnh, clip, sản phẩm, để cung cấp cho các kênh truyền thông, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các kênh OTA (đại lý du lịch trực tuyến, bán các sản phẩm liên quan đến dịch vụ du lịch cho khách hàng), các hãng lữ hành lớn ở các quốc gia…

Ngoài ra, mỗi địa phương cần phối hợp với các đại sứ quán, các hiệp hội du lịch, các hãng hàng không, các hãng lữ hành lớn liên tục cập nhật sản phẩm, hình ảnh điểm đến. Việc này cũng cần có tổng kết đánh giá nghiên cứu thị trường, thị hiếu để tập trung các kênh truyền thông, nhân vật mới nổi để tạo hiệu ứng. Đặc biệt phải có các chính sách hỗ trợ du khách, kiểm soát chất lượng dịch vụ để duy trì và nâng mức độ tin cậy thu hút du khách.

Xây dng sn phm du lch văn hóa

Theo ông Phùng Quang Thắng (Trưởng ban Sản phẩm, Hiệp hội Du lịch Việt Nam), mỗi giai đoạn hoạt động du lịch sẽ dựa vào các yếu tố khách quan và chủ quan để thiết lập chiến lược phát triển du lịch phù hợp.

Ông Vũ Thế Bình (Ch tch Hip hi Du lch Vit Nam) khng đnh: “Phc hi và phát trin du lch quc tế  Vit Nam không ch là yêu cu cp bách ca hơn 40.000 doanh nghip và trên 2 triu lao đng du lch mà còn là yêu cu cp bách ca hàng triu ngưi dân và hàng chc ngàn cơ s dch v trong c nưc sng da vào ngành du lch. Vì vy, rt cn nhng ý kiến, đ xut, gii pháp đt phá hơn na đ đóng góp cho nn du lch Vit Nam”.


Một doanh nghiệp du lịch đưa nghệ thuật hát then, đàn tính giới thiệu du khách quốc tế tại TP.HCM

Ông Thắng cho rằng, bề dày lịch sử qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã tạo ra cho Việt Nam một nền tảng vững chắc phát triển kinh tế – xã hội hiện tại và trong tương lai. Thiên nhiên đa dạng và cuộc sống của 54 dân tộc ở các địa phương khác nhau đã tạo ra một nền văn hóa bản sắc, đa dạng và cả những độc đáo được kết tinh qua tiến trình lịch sử lâu dài. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã xếp hạng 107 di tích quốc gia đặc biệt và còn hàng vạn di tích khác phân bổ khắp cả nước, riêng thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa của đất nước với gần 6.000 di tích… là những di sản quý giá để ngành du lịch xây dựng những sản phẩm du lịch khác biệt. Nhiều di sản đã được UNESCO ghi danh như: 5 di sản văn hóa vật thể thế giới, 1 di sản hỗn hợp thế giới, 13 di sản văn hóa phi vật thể, 7 di sản tư liệu thuộc chương trình “Ký ức Thế giới”… Điều đó ngày càng tạo cho hình ảnh văn hóa Việt Nam thêm sâu đậm trong tâm trí bạn bè quốc tế khi đến du lịch Việt Nam.

Văn hóa ẩm thực có ý nghĩa vô cùng to lớn trong xây dựng hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam. Ẩm thực Việt Nam phong phú, đặc sắc, ngon và dễ thưởng thức phản ánh đời sống văn hóa của một đất nước có nền nông nghiệp cung cấp sản lượng lớn nông sản ra thế giới. Bữa ăn diễn ra hàng ngày với khách du lịch, đây cơ hội để tiếp cận và truyền tải những đặc sắc về văn hóa ẩm thực và văn hóa địa phương tới du khách. “Chúng ta đã rất thành công trong phát triển du lịch văn hóa trong thời gian vừa qua tại các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Sa Pa, Ninh Bình, Huế, Hội An, TP.HCM, đồng bằng sông Cửu Long… đã thu hút hàng triệu khách du lịch từ các thị trường trọng điểm như châu Âu, Úc, Đông Bắc Á… Hướng tới mục tiêu hồi phục nhanh du lịch sau dịch, tăng nhanh lượng khách du lịch quốc tế và nội địa, với nguồn tài nguyên nhân văn vật thể và phi vật thể phong phú, chúng ta cần tập trung đầu tư, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch văn hóa mang tính đặc sắc của mỗi địa phương”, ông Thắng nhấn mạnh.

H Trinh

 

Bình luận (0)