Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Giải pháp hạn chế xe cá nhân tại TP.HCM

Tạp Chí Giáo Dục

Xe máy – phương tin đi li chính ca ngưi dân TP.HCM vì tính linh hot và kh năng tiếp cn cao, tuy nhiên nó cũng là nguyên nhân nh hưng đến cht lưng giao thông.

Ti TP.HCM không phi gi cao đim cũng xy ra ùn tc giao thông

Gim đăng ký mi xe máy

TS Nguyễn Minh Hòa, Giám đốc Diễn đàn quốc tế phát triển bền vững đô thị châu Á tại Việt Nam, cho biết TP.HCM có khoảng 8,5 triệu xe máy (năm 2017), chưa kể hơn 1,5 triệu xe máy từ các tỉnh lân cận đến TP hàng ngày. Mỗi ngày có khoảng 800 xe đăng ký mới, tức khoảng 300.000 xe/ năm. Vậy muốn kéo giảm xe máy thì phải làm cách nào đó không tăng thêm xe mới và loại bỏ ra khỏi mặt đường ít nhất 850.000 xe/ năm (tức khoảng 10%) và như thế sau 10 năm nữa TP sẽ không còn xe máy.

Nhưng xem ra việc này là vô vọng bởi đặc thù của TP.HCM. Hơn nữa, muốn người dân hạn chế xe máy, hoặc loại bỏ hẳn nó ra khỏi đời sống thì cần phải có các phương tiện khác thay thế. Các phương tiện này đảm bảo các yếu tố thuận tiện, rẻ tiền, cơ động và an toàn. Hiện xe buýt chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đi lại của người dân. Do nhiều lý do khác nhau như tốc độ chậm, chưa an toàn, thái độ phục vụ chưa tốt, tuyến chưa phủ kín nên xe buýt chỉ đáp ứng được chừng 15-17% nhu cầu di chuyển và đang có xu hướng giảm, nếu không có trợ giá thì nguy cơ bị teo tóp thêm nữa.

Theo ông Hòa, giải pháp cần hiện thực hóa nhanh là phát triển xe đạp và đi bộ. Việc phục hồi xe đạp ở khu vực trung tâm là hoàn toàn có thể. Trước mắt là lập các bãi thuê xe đạp tự động và các bãi giữ xe hơi ngầm ở cách xa khu vực trung tâm như công viên Tao Đàn, công viên Lê Văn Tám. Công chức, viên chức sử dụng xe đạp đến công sở, sau đó di chuyển bằng phương tiện này trong khu vực vùng lõi của thành phố. “Nếu quyết tâm và tổ chức tốt, chúng ta sẽ tạo ra một vùng trung tâm xe đạp như nhiều thành phố của Trung Quốc, Nhật Bản. Chúng ta có thể giảm được lượng xe máy nhưng rất có thể xe hơi cá nhân lại tăng nhanh chóng vì đời sống người dân khá hơn, xuất hiện tầng lớp trung lưu và xe hơi trở thành tiêu chí định giá người thành đạt. Khi đó các thành phố lớn của Việt Nam rơi vào tai họa kép”, ông Hòa lưu ý.

Đi xe chung là gii pháp mà TS Nguyn Xuân Long (ĐH Bách Khoa, ĐH Quc gia TP.HCM) cho rng có th áp dng hiu qu ti TP.HCM. Theo ông Long, hình thc đi xe chung chiếm t l khá cao trong vic di chuyn ca ngưi không s hu xe cá nhân. Đi nh ngưi khác cũng là mt phương pháp gim bt lưng hành trình giao thông, nếu phát trin mô hình đi xe chung s gim s lưng xe cá nhân.

Cùng quan điểm với ông Hòa, ông Trịnh Xuân Báu (Khoa Công trình, ĐH Giao thông vận tải, phân hiệu TP.HCM) đề xuất giảm thiểu số lượng xe máy. Theo đó, cần hạn chế số lượng xe máy đăng ký mới bằng cách xác định mức tăng phù hợp với tốc độ tăng trưởng của thành phố và hạ tầng giao thông. Tỷ lệ gia tăng xe máy mới không vượt quá tỷ lệ phát triển kinh tế và hạ tầng. Khi hết hạn đăng ký xe máy mới trong năm thì phải dừng việc đăng ký. Có thể đấu giá đăng ký mới xe máy nếu số lượng còn ít để tăng thu ngân sách cho thành phố. Xây dựng những tuyến buýt điện ngắn dưới 3km với giá rẻ; tăng cường năng lực của vận tải công cộng là những giải pháp mà ông Báu cũng đưa ra. Song song việc nâng cấp các tuyến xe buýt hiện tại, việc đầu tư các tuyến Metro và BRT là cần thiết để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, đảm bảo tính tiếp cận cơ động để thu hút người tham gia giao thông.

Đi chung xe

TS Nguyễn Thị Bích Hằng (Trường ĐH Giao thông vận tải, phân hiệu TP.HCM) cho rằng để hạn chế xe máy, cần có giải pháp tăng cung của hệ thống giao thông vận tải. Như xây dựng đường vành đai, đường tránh. Đây cũng là một biện pháp thường được áp dụng trong các đô thị lớn, đường tránh và đường vành đai thường sử dụng cho các xe ngoại tỉnh, xe tải nặng tránh đi trực tiếp vào trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, giải pháp ngắn hạn là điều tiết giao thông, tổ chức các tuyến đường một chiều, cấm đường, phân luồng, phân làn xe, bố trí giờ làm việc linh hoạt; thu phí đỗ xe…

Đi xe chung là giải pháp mà TS Nguyễn Xuân Long (ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM) cho rằng có thể áp dụng hiệu quả tại TP.HCM. Theo ông Long, hình thức đi xe chung chiếm tỷ lệ khá cao trong việc di chuyển của người không sở hữu xe cá nhân. Đi nhờ người khác cũng là một phương pháp giảm bớt lượng hành trình giao thông, nếu phát triển mô hình đi xe chung sẽ giảm số lượng xe cá nhân. Mặc dù hình thức này chỉ được áp dụng ở một số đối tượng như đồng nghiệp, bạn bè và người thân… nhưng có thể phát triển hình thức này thành một mô hình lớn hơn, được quản lý chặt chẽ để có thể áp dụng cho một phạm vi rộng hơn. Những người đi chung xe không nhất thiết phải quen biết nhau, chỉ cần có chung điểm xuất phát và điểm đến, đồng thời cùng có mong muốn đi chung đều có thể áp dụng hình thức này.

Bài, nh: T.An

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)